Lễ Thất tịch là ngày gì mà giới trẻ thường làm một việc, ăn một món để hi vọng có niềm vui trong tình duyên?

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Lễ Thất tịch là ngày lễ đặc biệt gắn với chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ, biểu tượng của tình yêu son sắt. Đây là một trong những ngày được các bạn trẻ quan tâm trong năm, dù nó có nguồn gốc cực kỳ cổ xưa.

Lễ Thất tịch là gì?

Lễ Thất tịch còn được gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau, diễn ra vào mùng 7/7 Âm lịch hàng năm. Đây được coi là ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông.

Lễ Thất tịch 2023 vào thứ mấy?

Lễ Thất tịch 2023 sẽ rơi vào thứ Ba, tức ngày 22/8 Dương lịch.

Nguồn gốc ngày lễ Thất tịch

Lễ Thất tịch là sự kiện truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa, được cho là xuất hiện từ thời Hán (khoảng từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến đầu thế kỷ 3 Công nguyên). Ngày Thất tịch gắn với câu chuyện tình đẫm nước mắt của Ngưu lang Chức nữ nên còn được gọi là ngày Valentine phương Đông.

Ngưu lang là một người phàm trần chăn trâu, còn Chức nữ là nàng tiên dệt vải, con gái út của Vương mẫu Nương nương. Họ yêu và lấy nhau, nhưng do kẻ tiên người tục nên phải chia tay. Thấy hai người vẫn luôn thương nhớ, cuối cùng Vương mẫu cũng cảm động, cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần vào đúng ngày 7/7 Âm lịch, được gọi là ngày Thất tịch.

Theo tiếng Hán, thất là "bẩy", tịch là "chiều tối". Vậy thất tịch có nghĩa là "chiều tối ngày mùng 7 Âm lịch". Trung Quốc xem ngày Thất tịch là ngày lễ quan trọng, còn có tên gọi là lễ Khất Xảo.

Với nguồn gốc câu chuyện về tình yêu cảm động, ngày mùng 7/7 Âm lịch dần trở thành ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Lễ Thất tịch là sự kiện truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa.

Lễ Thất tịch là sự kiện truyền thống có nguồn gốc Trung Hoa.

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch tại các nước phương Đông

Tại Trung Quốc, có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp lễ Thất tịch. Tuy nhiên, phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7/7 Âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Tại Nhật Bản, ngày lễ Thất tịch được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Tại Hàn Quốc, lễ Thất tịch còn được gọi là lễ Chilseok. Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Tại Việt Nam, ngày lễ Thất tịch đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu. Trong ngày này nhiều người kiêng kỵ cưới hỏi vì sợ gặp phải những điều không may mắn như Ngưu Lang và Chức Nữ. Thay vào đó người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp, sự bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7/7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày lễ Thất tịch nên làm gì để được may mắn?

Đi chùa cầu bình an.

Đi chùa cầu duyên.

Làm nhiều việc thiện.

Thả đèn lồng.

Tặng quà cho người thân.

Ăn chè đậu đỏ.

Vì sao lại ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất tịch?

Theo quan niệm của nhiều quốc gia, đậu đỏ vốn được xem là một vật mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tương trưng cho quyền lực, phú quý, sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Trong phong thủy, khi sử dụng đậu đỏ có thể ngăn chặn các luồng khí xấu, xua đuổi tà ma, chiêu cầu tài lộc.

Theo truyền thuyết, những người ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch nếu độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân. Nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau trọn kiếp không chia lìa. Từ đó, phong tục cầu duyên này trong ngày lễ Thất tịch được lưu giữ và ngày càng nở rộ trong giới trẻ.

Chính vì ý nghĩa này mà hằng năm vào ngày 7/7 Âm lịch dù là độc thân hay yêu nhau ăn chè đậu đỏ để đường tình duyên của mình trở nên viên mãn hơn.

Theo quan niệm ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch mang lại nhiều may mắn.

Theo quan niệm ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch mang lại nhiều may mắn.

Vì sao ngày lễ Thất tịch thường có mưa ngâu?

Theo truyền thuyết mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Nỗi mừng tủi khi gặp nhau cũng như nỗi buồn vì sắp phải xa nhau khiến Ngưu Lang và Chức Nữ khóc dầm dề. Nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa tháng 7, dân gian gọi là mưa ngâu ("ngâu" là cách đọc chệch âm "ngưu", cũng như vợ chồng Ngưu lang được gọi là ông Ngâu bà Ngâu).

Theo giải thích phương diện khí tượng, mưa ngâu là hiện tượng thời tiết phổ biến xảy ra hàng năm ở miền Bắc. Thời kỳ xảy ra mưa ngâu là các tháng 7, tháng 8 do ảnh hưởng của hoạt động rãnh thấp xích đạo.

Vào khoảng thời gian này rãnh xích đạo hoạt động của Bắc Ấn Độ Dương, bán đảo Đông Dương và khu vực biển Đông. Hoàn lưu khép kín khi rãnh xích đạo rời xa xích đạo, khi đó thời tiết rất xấu. Mây và mưa thường tập trung thành 2 dải rìa đường hội tụ trong rãnh. Dải hội tụ này được gọi là dải hội tụ nhiệt đới. Phía Bắc của dải hội tụ này là tín phong Đông Bắc đến Đông thổi từ rìa phía Nam của áp cao cận nhiệt đới Bắc bán cầu.

Phía Nam là tín phong Tây Nam vốn có nguồn gốc là tín phong Đông Nam. Nguồn gió này thổi từ áp cao Nam bán cầu sau khi vượt xích đạo chịu tác dụng của lực Coliolis sinh ra. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới khiến miền Bắc trong thời gian này thường xuyên có mưa dông, dông lốc kéo theo nhiều ngày mưa dầm. Những cơn mưa dông không lớn, bất chợt xuất hiện rồi tạnh ngay, mưa rả rích nhiều ngày được gọi là mưa ngâu.

Theo kinh nghiệm dân gian những cơn mưa ngâu thường xuất hiện vào mùng 3/7 và kéo dài đến ngày 7. Tiếp tục từ ngày 13/7 và kết thúc vào ngày 17 và từ 23 đến 27 của tháng. Chính vì vậy dân gian xưa có câu vào mùng 3 ra mùng 7 chỉ kiểu thời tiết mưa ngâu tháng 7.

Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, quy luật diễn ra mưa ngâu cũng có nhiều thay đổi và không còn chính xác như kinh nghiệm xưa đúc kết.

Những lời chúc ngày lễ Thất tịch hay, ý nghĩa Dưới đây là những lời chúc ngày lễ Thất tịch hay, ý nghĩa gửi cho người yêu và bạn bè

1. Niềm hạnh phúc nhất trên đời này là ta có nhau, hướng về nhau và yêu nhau sâu đậm. Chúc em Thất tịch thật vui vẻ bên anh.

2. Hai đứa ở hai nơi nhưng anh luôn hướng về em. Hy vọng tình yêu của chúng ta luôn ngọt ngào, hạnh phúc như bây giờ và mãi mãi về sau để nhau cùng đón thêm nhiều lần Thất tịch nữa.

3. Người ta nói thích mưa, nhưng khi trời mua lại trốn tránh, còn anh nói thích em thì dù sông cạn đá mòn cũng vẫn yêu. Thất Tịch vui vẻ em nhé!

4. Thất tịch này anh ước tình yêu của chúng ta kéo dài trường cửu, hai ta cùng nhau đi đến hết cuộc đời này. Yêu em, thương em và chúc em một ngày lễ tràn đầy niềm vui.

5. Ngưu Lang Chức Nữ mỗi năm gặp nhau chỉ một lần, còn anh muốn một lần gặp em là trăm năm.

6. Cảm ơn em đã dũng cảm bước qua biết bao mùa Thất tịch cô đơn để rồi Thất tịch năm nay mình có đôi. Chúc em luôn xinh đẹp, vui tươi và cùng anh viết tiếp câu chuyện tình yêu thật đẹp nhé.

7. Em vẫn thầm cảm ơn ngày Thất tịch không mưa năm ấy. Thất tịch không mưa nhưng mình nhận ra nhau để rồi Thất tịch năm nay mình vẫn ở bên cạnh nhau. Chúc cho tình yêu của chúng ta sẽ luôn tươi đẹp anh nhé. Mong anh có một ngày Thất tịch nhiều niềm vui.

8. Thất tịch năm nay mình cũng ăn chè anh nhỉ nhưng không phải ăn để thoát ế mà ăn để thêm chút ngọt ngào cho tình yêu đôi mình. Chúc anh có một ngày Thất tịch nhiều niềm vui.

9. Nhờ có nắng mới thấy cầu vồng, nhờ có anh em mới thấy màu hạnh phúc. Chúc anh và em Thất tịch của những năm về sau vẫn mãi ở cạnh nhau.

10. Với anh, Thất tịch năm nay thật vui và ý nghĩa vì đã có em trong đời này. Cảm ơn em ngày Thất tịch năm đó đã đến bên anh. Chúc em ngày Thất tịch nhiều niềm vui.

11. Cậu có ăn chè đậu đỏ chưa? Hãy ăn nhé vì biết đâu cậu sẽ gặp được người tâm đầu hợp với mình. Chúc cậu ngày lễ Thất tịch vui vẻ.

12. Thất tịch đến rồi, chúc cho những ai đã đang và sẽ ăn chè đậu đỏ ngày hôm nay đều nhanh chóng có bồ nhá.

13. Thất tịch năm nay tôi chỉ có một điều ước duy nhất đó chính là mong cho bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc và xinh đẹp.

14. Cây đa, bến nước, sân đình. Ăn chè đậu đỏ nhưng chớ một mình nhé ai ơi. Chúc các bạn hôm nay ăn chè đậu sẽ sớm có người thương. Thất Tịch vui vẻ nhé cả thế giới ơi.

15. Thất tịch này tớ không trông ăn đậu đỏ, tớ chỉ chờ sau cơn mưa Thất tịch, một ai đó xuất hiện là khoảnh khắc ước nguyện được lắng nghe.

16. Lễ Thất tịch năm nay đến rồi, chúc cho những ai còn FA như mình sẽ sớm tìm được một nửa yêu thương, còn những ai đã có đôi có cặp thì hãy biết trân trọng nhau nhé.

17. Thất tịch trời đã đổ mưa mà sao tim mình vẫn đầy nắng thế nhỉ? Chúc mọi người Thất tịch thật vui nha.

18. Ngày Thất tịch, hy vọng bạn sẽ gặp được một nửa kia của mình, muộn một chút cũng không sao.

19. Chúc cậu một ngày thất tịch tuyệt vời! Chúc cậu may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống của mình.

20. Muốn ăn một bát chè đậu đỏ, muốn được ai đó ngỏ lời yêu.

Nguồn: [Link nguồn]

Trào lưu flex có gì hot mà gây sốt với giới trẻ?

Những ngày gần đây, giới trẻ gây sốt với trào lưu flex - khoe thành tích trên mạng xã hội theo cách hài hước, tích cực. Tuy nhiên, trào lưu này cũng gián tiếp khiến nhiều bạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo L.Vũ (th) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN