Hội fans cuồng bên kia bờ đại dương
Justin Bieber không chỉ đơn thuần là ca sĩ, anh là người bạn trai trong mơ của hàng triệu các cô gái trẻ trên khắp thế giới
Có lẽ ai cũng ngưỡng mộ ít nhất một ngôi sao? Nhưng hành động của fan cuồng dành cho thần tượng của mình thì thật khó đoán.
Khi nhắc đến những người hâm mộ các ngôi sao đến mức “cuồng”, chắc hẳn bạn đọc sẽ liên tưởng đến hình ảnh các bạn trẻ nôn nao đứng chờ hàng tiếng đồng hồ trong sân bay để săn đón các nhóm thần tượng Hàn Quốc đến Việt Nam, hay những giọt nước mắt lăn dài khi được tận mắt nhìn thấy thần tượng. Chưa bàn đến việc đúng hay sai của vấn đề, nhưng “hiện tượng fan cuồng” những tưởng chỉ phổ biến ở các nước châu Á thực chất cũng không xa lạ gì trong giới giải trí phương Tây.
Hội fan cuồng
Cuối tháng Năm vừa qua, cảnh sát Na Uy phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở Oslo khi hàng chục ngàn fan hâm mộ của Justin Bieber bủa vây thành phố nhân dịp chàng ca sĩ đến trình diễn 4 bài hát mới của mình. Lực lượng fan này đã khiến cảnh sát mất kiểm soát và phải nhờ đến sự trợ giúp khẩn cấp của Justin trước khi tình hình xấu đi. Riêng Justin phải tạm lánh ở một địa điểm bí mật và hạ cánh xuống sân khấu bằng trực thăng. Nhưng đó không phải là lần duy nhất “cơn sốt Bieber” gây “bão” ở bất cứ nơi nào cái tên Justin Bieber được nhắc đến.
Khi Selena Gomez trở thành bạn gái của Justin, và khi Kristen Stewart hẹn hò Robert Pattison, khiến fan cuồng của "hai chàng trai trong mơ” không ít lần dọa giết hai cô diễn viên này. Hàng loạt cô gái đã nói lời căm phẫn khi hình ảnh Kris “phản bội” Rob được đăng tải và hàng loạt cô khác không ngại khóc lóc trên YouTube vì lý do không cướ được Justin.
Hẳn nhiều người còn nhớ vụ cô gái Mariah Yeater đâm đơn kiện Justin Bieber hồi cuối năm trước để đòi hỗ trợ tài chính cho đứa con trai mà cô tin rằng chàng ca sĩ này là cha của đứa bé. Vụ việc nghiêm trọng đến mức Justin đã phải xét nghiệm AND và kết quả cho thấy Mariah hoàn toàn bịa đặt. Dù gì thì sự việc trên cũng cho thấy fan có thể đi đến tận cùng để được chàng trai này chú ý.
Với hơn 31 triệu người “follow” trên Twitter, Justin có trong tay một “đội quân ảo” sẵn sàng hành động vì mình. Vào ngày 24/11/2012, Justin đã gây ra tranh cãi khi diện bộ quần yếm luộn thuộm để nhận giải thưởng từ thủ tướng Canada Stephen Harper. Cây bút Hayley Peterson của tờ Daily Mail đã gọi Justin là “hoàng tử rác rưởi” với bộ trang phục trên, châm ngòi cho cơn thịnh nộ của Justin lẫn hội fan cuồng. Chỉ với việc đề cập tên “Hayley” trên Twitter của mình, Justin “vô tình” mời gọi fan bắt đầu cuộc “săn tìm phù thủy” với Hayley. Tài khoản Twitter và email của Hayley ngay lập tức đón nhận vô vàn các tin nhắn đe dọa, họ gọi cô bằng những cái tên bẩn thỉu và đòi xé nát cô ra.
Tất cả các ngôi sao lớn ở Hollywood đều có "quân đội” fan hâm mộ riêng. Katy Perry hay Rihanna đều bán được hàng triệu bản album và cũng lần lượt đứng thứ hai và thứ ba về số lượng “follower” trên Twitter, nhưng sự khác biệt giữa họ và Justin là bản chất của sự tôn sùng. Justin Bieber không chỉ đơn thuần là ca sĩ, anh là người bạn trai trong mơ của hàng triệu các cô gái trẻ trên khắp thế giới. Cảm giác mà họ dành cho anh giống như tình cảm mà các cô gái trẻ cảm thấy khi họ trải qua mối tình đầu.
Mối liên hệ “chết người” với sao
Nhiều ngôi sao bất mãn với việc đời sống riêng tư của họ liên tục bị quấy rối. Tuy vậy, sự chú ý thường trực mà họ chịu phải đa phần là vô hại và khá là bình thường tại Hollywood. Nhưng những fan cuồng còn muốn nhiều hơn thế, một số còn ảo tưởng rằng họ có liên hệ tình cảm với thần tượng của mình.
Đạo diễn Teven Spielberg từng bị một người đàn ông có vấn đề tâm thần tìm cách đột nhập vào nhà riêng, mang trên mình còng tay tội phạm và một con dao. Kẻ này sau đó bị tueyen án 25 năm tù. Bi thảm hơn là vụ việc nữ diễn viên trẻ Rebecca Schaeffer bị bắn chết tại nhà vào năm 1989. Cô bị bám theo trong suốt ba năm và sau đó bị giết hại bởi Robert John Baldo. Robert khai rằng hắn cảm thấy nhưu quen biết Rebecca vì hắn thấy cô xuất hiện trên ti-vi. Nhưng có lẽ khó quên nhất vẫn là sự kiện Mark Chapman, một người hâm mộ cuồng nhiệt của John Lennon, bắn chết ca sĩ huyền thoại ngay bên ngoài căn hộ của anh tại New York vào ngày 8/2/1980.
Hàng nghìn người hâm mọ đến xem Justin biểu diễn
Còn nữa ca sĩ Jessie J thì hoảng sợ khi nhận được tấm hình của một fan cuồng đã cố ý làm gãy chân để giống ngôi sao mình yêu thích. Trước đo, Jessie bị chấn thương khi rơi khỏi khán đài sau buổi diễn tập cho đại nhạc hội mùa hè tại London. Cô bé fan cuồng nói trên “khủng bố” Jessie với hàng loạt tin nhắn, trong đó nói rằng: “Em sẽ làm bất cứ điều gì chỉ để được giống như chị”.
Không tránh khỏi sự xâm phạm không phải phép của các fan là nhóm One Direction đến từ Anh Quốc. Độ nóng của họ hiện không thua gì Justin Bieber. Louis Tomlimson, thành viên của One Direction, thổ lộ khi nhóm bị bủa vây bởi các fan hâm mộ, nhiều fan đã thiếu kiềm chế và tìm cách đụng chạm các chàng trai ở những chỗ họ không ngờ tới. Đội ngũ bảo vệ của họ cũng không thể làm gì nhiều trước sự cuồng nhiệt của fan. Còn Harry Styles thì bị một nhóm fan đông đảo bao vây trên đường đến nhà thăm cha mẹ, khiến anh không thể vào nhà và phải tạm lánh đi chỗ khác.
Lành mạnh hay không hiện tượng “cuồng” sao?
Thuật ngữ “sasaeng fan” ám chỉ những người hâm mộ điên cuồng, đa phần là phái nữ trong độ tuổi 13-22 – những người sẽ dùng mọi cách để theo dõi và thâm nhập sự riêng tư của các thần tượng ngôi sao ở Hàn Quốc.
Theo lời kể của Junsu, thành viên nhóm JYJ, một số fan tìm cách nghe lén điện thoại và cài đặt thiết bị GPS lên xe để theo dõi nhất cử nhất động của họ. Còn có trường hợp fan đột nhập vào nhà để chụp hình thần tượng đang ngủ, tìm cách hôn và ăn trộm vật dụng riêng tư của họ. Theo trang Yahoo!, để đeo bám thần tượng 24/24, fan sẽ chi bội tiền để thuê tài xế taxi đặc biệt, những người sẵn sàng tăng tốc đến 200km/h để bám theo những chiếc xe chở thần tượng.
Năm 2003, các nhà tâm lý học Mỹ đã thực hiện nghiên cứu về các fan cuồng và kết luận 1/3 người Mỹ mắc phải Hội chứng tôn thờ sao (Cylebrity Worship Syndrome), được chia thành ba cấp độ từ nhẹ đến nặng. Cấp độ đầu tiên, chiếm 20% dân số Mỹ, theo dõi tin tức về sao. Cấp độ thứ hai, chiếm 10% tin rằng mình có mối gắn kết đặc biệt với sao. Còn cấp thứ ba và đáng sợ nhất chiếm 1% dân số, sẵn sàng tự làm hại bản thân hoặc người khác trên danh nghĩa của sao. Khi được hỏi liệu họ sẽ làm điều gì phạm pháp thì, một số nói rằng họ sẽ chết vì thần tượng của mình.
Việc “cuồng” hay thần tượng hóa một ngôi sao không khiến bạn trở thành người khiếm khuyết xã hội, nhưng nó cũng ẩn chứa mối hiểm nguy nếu bạn để sự hâm mộ vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, đặc biệt khi nó gây ra nguy hiểm cho chính bạn lẫn những người xung quanh. Tuy vậy, như hai mặt của đồng xu, hiện tượng này phần nào cũng ẩn chứa ước muốn được thuộc về thứ gì đó lớn lao hơn bản thân, đem lại cảm giác hy vọng, tích cực, lẫn kết nối với những con người có cùng sở thích. Minh chứng rõ ràng nhất là sự hâm mộ cuồng nhiệt từ lâu đã vượt quá ranh giới ngôn ngữ hay văn hóa, khi các fan ở khắp thế giới cùng hướng về thần tượng của mình.