Gia đình 160 thành viên ở Thái Nguyên, mỗi lần tụ tập phải đặt cỗ như đám cưới

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Quang Trường luôn trân trọng khoảnh khắc đại gia đình sum vầy bên nhau, đặc biệt là trong dịp Tết đến xuân về.

Đại gia đình 160 thành viên của Quang Trường

Đại gia đình 160 thành viên của Quang Trường

Là thế hệ cháu chắt, Ma Quang Trường (sinh năm 2003, quê Thái Nguyên) luôn cảm thấy may mắn khi được sinh ra trong một gia đình đông đúc, mọi thành viên yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Gia đình bên ngoại của anh có 160 thành viên, hai cụ ngoại tuy đã mất nhưng những điều hay lẽ phải, những lời răn dạy về truyền thống tốt đẹp của gia đình các cụ để lại vẫn được thế hệ con cháu ghi nhớ.

Trường kể, hai cụ ngoại của anh có 12 người con (9 trai, 3 gái). Ông ngoại Trường là người con thứ ba, sinh được 4 người con, mẹ Trường là con gái cả. Các ông bác, bà dì… lần lượt sinh con đẻ cái, sĩ số gia đình ngày càng tăng lên và hiện tại đã lên tới con số 160.

Đại gia đình Trường có một truyền thống lâu đời là cứ mùng 1 Tết, con cháu lại tề tựu đông đủ tại nhà bác trưởng ở Thái Nguyên, ngay cả khi hai cụ ngoại đã mất, tục lệ này cũng không thay đổi.

Khoảnh khắc mọi người sum vầy vào ngày mùng 1 Tết

Khoảnh khắc mọi người sum vầy vào ngày mùng 1 Tết

Con cháu xếp hàng chật sân để chờ nhận lì xì

Con cháu xếp hàng chật sân để chờ nhận lì xì

Ngày mùng 1 đầu năm luôn là dịp mọi người vui vẻ, hân hoan nhất khi được gặp gỡ, quây quần bên nhau, chúc nhau năm mới sức khỏe, bình an. Trường kể, một tình huống “dở khóc dở cười” mà anh và một số thành viên khác gặp phải là không thể nhớ hết tên mọi người do quân số quá đông.

“Cháu chắt nhiều quá nên đôi khi các ông bà, cô dì, chú bác nhớ mặt mà không thể nhớ tên. Nhà mình ai cũng hiểu nên không trách móc gì chuyện đó, không nhớ thì hỏi lại để lần sau nhớ. Ngay cả mình, nhiều khi cũng phải hỏi lại mẹ tên của một số người”, Trường chia sẻ.

Gia đình chàng trai Thái Nguyên có rất nhiều phong tục độc đáo trong ngày Tết. Vào ngày mùng 1 Tết, sau khi con cháu dâng hương lên tổ tiên thì sẽ có các cuộc thi: chấm gà, đố vui, đố chữ, đối thơ… và cuối cùng là phần mừng tuổi. Con cháu xếp hàng chật kín sân chờ người lớn phát lì xì, khung cảnh khiến chính người trong nhà như Trường cũng thấy chóng mặt.

“Một điều đặc biệt nữa, các bác nhà mình hay rủ nhau đẻ con cùng năm nên thế hệ cháu chắt tụi mình thường sát tuổi nhau. Đến lúc đi học đại học, chúng mình thuê chung nguyên một căn nhà để ở, cực kỳ vui luôn”, Trường chia sẻ.

Ảnh đại gia đình Quang Trường chụp cách đây 18 năm

Ảnh đại gia đình Quang Trường chụp cách đây 18 năm

Là thế hệ cháu chắt, Trường luôn tự hào về gia đình mình

Là thế hệ cháu chắt, Trường luôn tự hào về gia đình mình

Chàng trai Thái Nguyên tâm sự, việc mọi người tập trung đông đủ vào ngày Tết cho thấy ai cũng muốn được trở về bên gia đình, quầy quần, đón Tết cùng nhau. Các thành viên ở Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, thậm chí là nước Đức xa xôi cũng cố gắng sắp xếp để được về bên gia đình. Mỗi lần tụ họp đông đủ như vậy, gia đình anh phải chuẩn bị ít nhất 23 mâm cỗ.

“Gia đình đông con không hiếm nhưng không phải nhà ai cũng giữ được truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bởi vậy, mình luôn thấy bản thân rất may mắn khi được sống trong một gia đình trọng tình nghĩa, mọi thành viên đều biết trên biết dưới”, Trường nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Hình ảnh “con đàn cháu đống” tập trung tại nhà thờ tổ dịp Tết của một đại gia đình khiến dân tình xôn xao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN