Đối phó virus Corona, dùng cách này đeo khẩu trang cả ngày vẫn thoải mái

Chiếc khẩu trang y tế đã trở thành vật bất ly thân với nhiều người để phòng chống virus Corona. Thế nhưng đeo quá lâu sẽ khiến tai và vùng mặt cảm thấy khó chịu.

Virus Corona vẫn tiếp tục bùng phát và chưa có dấu hiệu dừng lại. Chính bởi vậy, người dân đang phải tìm cách tự bảo vệ bằng nhiều biện pháp. Cách thông dụng nhất chính là sử dụng khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng.

Đối phó virus Corona, dùng cách này đeo khẩu trang cả ngày vẫn thoải mái - 1

Chiếc khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của nhiều người

Cách đeo khẩu trang đúng cách phải che phủ kín miệng, mũi, cằm. Vòng kim loại mỏng cần được ấn nhẹ nhàng cho ôm khít vùng mặt, mũi phía trên.

Khi sử dụng xong khẩu trang, phải tháo bỏ từ phần dây đeo vào tai, tuyệt đối không dùng tay cầm vào bề mặt khẩu trang đang đeo. Đó là khuyến cáo của các chuyên gia y tế về phương pháp sử dụng khẩu trang.

Đối với những người hay phải di chuyển hoặc đặc thù công việc phải tiếp xúc với nhiều người, chiếc khẩu trang sẽ trở thành vật bất ly thân. Chắc chắn họ sẽ cảm thấy không thoải mái vùng mặt và vành tai khi phải đeo khẩu trang quá lâu.

Thông thường dây đeo khẩu trang được làm bởi dây chun nên sẽ thít vào vành tai gây đau đớn. Để khắc phục điều này, người dùng có thể tăng tiết diện tiếp xúc giữa dây chun và vành tai. Chỉ cần 1 mẩu giấy ăn quấn quanh đoạn dây chun mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Đối phó virus Corona, dùng cách này đeo khẩu trang cả ngày vẫn thoải mái - 2

Một đoạn giấy ăn sẽ giúp vành tai không bị đau khi sử dụng khẩu trang quá lâu

Đối với những người có khuôn mặt to, khẩu trang thông thường sẽ luôn bị kéo căng gây cảm giác nóng mặt. Điều này sẽ được khắc phục nếu như bạn nối dài đoạn dây chun.

Trong trường hợp người sử dụng khẩu trang phải đeo kính, hơi nước làm mờ mắt kính là điều khó tránh khỏi. Để tránh sự cố này, người dùng bôi một lớp xà phòng mỏng lên mắt kính rồi lau sạch hoặc sử dụng những loại kem chuyên dụng có bán trên thị trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Rùng mình trước hành động mút đũa, rồi gắp thức ăn cho con ở nhà chồng

Những khác biệt về cách cư xử trên bàn ăn đã khiến cho năm đầu tiên đón Tết ở quê chồng trở thành thảm họa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh (Tổng hợp CNT) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN