Dấu hiệu con hư nhưng cha mẹ vì yêu mà "mờ mắt"

Hãy tỉnh táo nếu con bạn có một trong số dấu hiệu sau.

Dấu hiệu con hư nhưng cha mẹ vì yêu mà "mờ mắt" - 1

Tất cả vì một tương lai của con em chúng ta, đừng thờ ơ bỏ qua mà hủy hoại cả một đời con trẻ. (Ảnh minh họa)

Thường xuyên ném đồ đạc

Hầu hết trẻ ngoan ngoãn thỉnh thoảng mới ném đồ đạc trong cơn tức giận. Tuy nhiên, việc giận dữ của trẻ và hành động ném đồ lặp đi lặp lại và không dừng lại kể khi cha mẹ đã có cách để xoa dịu thì đó là dấu hiệu con không ngoan. Bên cạnh đó, việc trẻ ném đồ đạc khi không có lý do gì sẽ cảnh báo phụ huynh cần chú ý đến con nhiều hơn.

Phụ huynh không nên đánh mất sự bình tĩnh. Cha mẹ nên lắng nghe con và giúp trẻ hiểu hành vi ném đồ đạc là không chấp nhận được. Trong khi tức giận, con bạn sẽ nói ra những điều không hài lòng hoặc không đồng tình. Từ đó, phụ huynh có thể nhắc lại những điều được phép làm để giúp trẻ hiểu hành động của mình là sai.

Không biết cảm ơn

Chúng ta thường xuyên nhìn thấy một bức tranh như thế này: Sau khi ăn cơm xong, trẻ đẩy bát cơm ra và bỏ đi xem ti vi hoặc đi chơi, để mặc bố mẹ bận rộn thu dọn bát đũa. Trong nhà có đồ ăn ngon, bố mẹ đều dành cho con thưởng thức, nhưng con rất ít khi mời bố mẹ ăn trước. Con ốm, bố mẹ lo lắng quan tâm không rời mắt. Nhưng khi bố mẹ không khỏe, con rất ít khi hỏi thăm hoặc coi như không thấy...

Những đứa trẻ lớn lên trong bầu không khí như vậy, sẽ quen với việc đón nhận tình yêu thương, chăm sóc mà mọi người dành cho mình và sẽ cho rằng tình yêu mà mọi người dành cho mình là nghĩa vụ. Theo lối suy nghĩ đó, trẻ không biết cách làm thế nào để chia sẻ yêu thương, hiếu thuận với những người sống bên mình.

Hãy dạy trẻ lối sống biết tri ân, cảm ơn, trân trọng những gì nhận được từ bố mẹ và người khác. Thái độ sống biết ơn sẽ hình thành nên đức tính tốt đẹp trong suốt cuộc đời trẻ.

Độc ăn, không chia sẻ cho người khác

Tình yêu thương quá mức sẽ khiến con cái trở nên thay đổi, thích ăn những thứ chỉ thuộc về riêng mình, cho rằng thứ gì cũng là thuộc về mình, càng không có chuyện chia sẻ với người khác.

Một ví dụ rất dễ bắt gặp đó là: Em gái thấy cốc nước của anh trai khác mình, muốn chiếm luôn lấy phần nước uống của anh, ngay sau đó anh trai liền một hơi uống hết nước trong cốc, không để lại cho em gái chút nào, rồi một câu cũng không nói và quay người đi. Đối với người thân của mình cũng như vậy, thì đến người khác càng là điều không thể!

Nếu con em nhà bạn có những biểu hiện như trên, thì hãy mau chỉnh đốn lại! Tất cả vì một tương lai của con em chúng ta, đừng thờ ơ bỏ qua mà hủy hoại cả một đời con trẻ.

Ngoài ra là cha mẹ, hãy để ý những điểm sau:

Bé lờ bạn đi

Chẳng đứa trẻ nào thích nghe từ “không” từ cha mẹ mình, nhưng bé không được phép phớt lờ ý kiến của bố mẹ khi bạn đã nói là không đồng ý cho bé làm một việc gì đó.

Bé không thể chơi một mình

Lên 4 tuổi, một đứa trẻ phải có ý thức (và có khả năng) tự chơi một mình trong một khoảng thời gian nhất định, không thể lúc nào cũng bắt bố mẹ phải chơi cùng hay phải quan tâm để ý đến mình.

Bạn phải mua chuộc bé

Bố mẹ không nên hứa hẹn và mua chuộc bé bằng tiền, đồ chơi, hay đề nghị những thứ bé yêu thích để bé có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, như ăn hết cơm, không quấy nhiễu, đi ngủ….

Trẻ không bao giờ hài lòng với những gì đang có

Trẻ hư thường xuyên không hài lòng về những gì chúng đang có. Chúng sẽ muốn thay thế những đồ dùng đang có bằng những đồ vật mới hơn. Hoặc trẻ có thể đòi bất cứ thứ gì mà những đứa bé khác đang sở hữu.

Trẻ thường lười biếng

Những đứa trẻ hư thường có xu hướng lười biếng. Chúng không thích tự dọn dẹp đồ chơi hay tự đi giày hoặc mặc quần áo. Thường, chúng luôn bắt bố mẹ và người thân trong gia đình phải làm những việc đó.

Trẻ cố gắng kiểm soát người lớn

Những đứa trẻ này thường không phân biệt được đâu là bạn bè hay người lớn tuổi hơn chúng. Bởi vì trẻ hư thích kiểm soát mọi người và mong muốn tất cả phải nghe theo lời của chúng.

Trẻ không thích chia sẻ

Trẻ thích có được mọi thứ mà không muốn chia sẻ với ai bất cứ thứ gì. Chúng sẵn sàng chơi một mình chứ không chia sẻ đồ chơi hay đồ ăn cho bạn bè hoặc anh chị em.

Trẻ không thích nghe người khác khuyên nhủ

Một khi không được làm theo ý mình, trẻ sẽ tức giận và không nghe lời khuyên của bố mẹ. Chúng sẽ phớt lờ câu chuyện bằng cách bịt tai hay nghe nhạc.

Trẻ luôn muốn được cầu xin

Khi được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó, đứa trẻ hư luôn muốn được bố mẹ van nài và cầu xin. Khi thỏa mãn niềm vui đó, chúng mới tự hoàn thành nhiệm vụ.

Một vài cách dạy con cư xử đúng mực:

- Nếu con cần mọi người chú ý đến mình ngay tức khắc, hãy nói “xin lỗi vì làm phiền cô/chú/bác…” để bắt đầu cuộc nói chuyện của mình.

- Khi muốn xin ai một điều gì đó, con cần nói "cô/chú/bác làm ơn cho con...".

- Dạy con đừng bao giờ sử dụng ngôn ngữ thô tục trước mặt người lớn.

- Đừng gọi ai đó bằng những cái tên không lịch sự.

- Làm gương khi nói. Nói xin vui lòng, cảm ơn và xin lỗi với bé và mọi người bạn tiếp xúc. Nếu bạn không nói “xin vui lòng” khi yêu cầu bé nhặt đồ chơi lên, hoặc bạn bỏ qua lời “cảm ơn” khi nhận quà Valentine của chồng, bạn đang phá hỏng mọi bài giảng mà bạn đã kỳ công, chăm chút gieo dần vào đầu bé.

- Nên nhất quán. Không chỉ ở công ty hoặc khi ăn ở ngoài, lịch sự và hành xử đúng mực phải là một phần trong thói quen hàng ngày của bạn.

- Để dạy con về lòng biết ơn, cha mẹ đừng hi sinh cho trẻ quá nhiều, cũng đừng can dự quá nhiều, tốt nhất là không nên giúp trẻ làm tất cả mọi việc.

- Không cho trẻ "ăn độc", không duy trì kiểu trẻ "đòi là được", càng không nên để trẻ "chưa đòi đã được đáp ứng". Các bậc phụ huynh không nên để trẻ có được mọi thứ một cách dễ dàng.

- Bố mẹ có thể thường xuyên nói chuyện với con, kể cho con nghe những vất vả trong công việc. Song song với đó, bố mẹ cũng cần là tấm gương cho con, để cho trẻ có cơ hội "báo đáp" mình.

Bà mẹ “hư“ và những đứa con thành đạt

Câu chuyện của bà sẽ còn được thiên hạ bàn luận nhiều với những ý kiến khác nhau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN