Đàn ông tự sát: áp lực kinh tế là lý do hàng đầu

Căng thẳng công việc, sự nghiệp, tài chính là lý do lớn nhất trong các vụ tự tử của nam giới, theo một báo cáo từ Trung tâm Giám sát Khoa học Y tế, Tạp chí Y học Quốc tế về Nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng và các ghi nhận của WTO về tự tử trên toàn cầu.

“Tài chính vững chắc” như một thước đo vô hình cho sự nam tính

Khi nhà xã hội học Kristen Myers (thuộc Đại học Bắc Illinois) phỏng vấn những người đàn ông thất nghiệp, cô đã rất ngạc nhiên khi nghe đi nghe lại rằng mất việc đối với họ đồng nghĩa với sự mất đi sức mạnh đàn ông, uy lực và sự nam tính của họ (phỏng vấn thực hiện trên Global News). Và có thể không tự tử, nhưng nhiều người trong số này bị trầm cảm, tệ hơn, một số rơi vào các tệ nạn xã hội.

Ở Canada, đàn ông chiếm 3/4 số vụ tự tử và phần lớn trong số đó có liên quan tới áp lực về kinh tế, tài chính. Quay trở lại với cuộc Đại suy thoái năm 1930, các học giả đã ghi nhận những đột biến trong các vụ tự tử ngay sau khi thị trường sụp đổ.

Đàn ông tự sát: áp lực kinh tế là lý do hàng đầu - 1

Những tổn thất tài chính nghiêm trọng dường như là mối đe dọa lớn đối với nhiều người đàn ông đề cao ý thức về giá trị bản thân. Nhưng ngay cả khi không có cổ phiếu hay khủng hoảng kinh tế thì những áp lực tiền bạc cũng đặc biệt nguy hiểm đối với nam giới. Mất việc, nghỉ việc, công việc thu nhập thấp thường làm nam giới mất đi vai trò là người “cung cấp tài chính” - và điều này có thể dẫn tới cảm giác rất lớn về việc họ đánh mất đi sự nam tính của mình.

Một số nghiên cứu tại Châu Âu, Hoa kỳ và Canada được công bố trên Tạp chí Tâm thần học Anh Quốc cho thấy, tỷ lệ tự tử tăng lên ở cả nam và nữ trong thời kỳ suy thoái kinh tế và nó có tác động đặc biệt lớn đối với nam giới.

Vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình còn đặc biệt khó khăn hơn đối với đàn ông trung niên

Đàn ông có thể tự tử với số lượng lớn hơn vì họ ít khi tìm kiếm sự giúp đỡ khi vật lộn với các bệnh tâm thần. 90% các vụ tự tử có liên quan đến căn bệnh về sức khỏe tâm thần. Phụ nữ là những người tìm tới các biện pháp y tế và trị liệu sớm và nhiều hơn nam giới. Trong khi đó, một phần lớn đàn ông lại tránh xa các biện pháp hỗ trợ này.

Đàn ông tự sát: áp lực kinh tế là lý do hàng đầu - 2

Nghiên cứu của Anh tại châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy đàn ông trung niên có nguy cơ tự tử trong khủng hoảng kinh tế tăng cao gấp 4 lần so với đàn ông ở độ tuổi lao động trẻ. Gánh nặng trở thành trụ cột về mặt kinh tế có thể đặc biệt nặng nề đối với những người đàn ông trung niên - những người thường đang có con trong độ tuổi vẫn cần hỗ trợ tài chính và cha mẹ già cần sự giúp đỡ.

Dù vai trò đàn ông dần thay đổi, nhưng quan niệm về “trụ cột kinh tế” vẫn còn tồn tại

Nam giới là trụ cột, là người chịu trách nhiệm về tài chính gia đình từ lâu đã không còn phù hợp với thực tế xã hội hiện đại khi mà bình đẳng giới ngày một được chú trọng. Phụ nữ ngày càng có khả năng tài chính tốt hơn. Theo một thống kê tại Canada, khoảng 30% các cặp vợ chồng dị tính phụ thuộc vào kinh tế của người vợ hoặc người vợ là người có khả năng tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Ở Hoa Kỳ, con số đó lần lượt là 22,5% năm 2011 và 40% với những gia đình có con và cả những phụ nữ đơn thân.

Tuy nhiên, quan niệm về nam giới là chủ lực kinh tế gia đình vẫn còn tồn tại phổ biến - khi phần lớn họ vẫn là những người phải chi trả các khoản tiền cho đất đai nhà cửa, lo các khoản thế chấp, vay mượn - những vai trò này gần như không thay đổi.

Đàn ông tự sát: áp lực kinh tế là lý do hàng đầu - 3

Tại Việt Nam và những nước phương Đông, phụ nữ và cả đàn ông ở mọi lứa tuổi và chủng tộc vẫn thích đàn ông là nhà cung cấp tài chính quan trọng và “kiếm được nhiều tiền” hơn trong gia đình. Tức là nhận định này không chỉ xuất phát từ riêng mong muốn của phụ nữ mà chính từ cả đàn ông. Giống như việc chăm sóc con, vun vén công việc nhà vốn coi là trách nhiệm của phụ nữ, bởi vậy trở thành trụ cột kinh tế vẫn là trách nhiệm mặc định với nam giới.

Chúng ta có thể làm gì?

Một trong những vấn đề của đàn ông hiện đại khi rơi vào khủng hoảng là họ không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc cảm thấy xấu hổ. Họ cho rằng nói ra những điểm yếu hoặc đấu tranh để sống theo những gì mà bản thân mình mong đợi thường gặp những phản ứng không đồng tình của người khác.

Bình đẳng ở nơi làm việc, ở gia đình, ở vai trò đối với xã hội - gia đình - công sở chính là cách để giảm bớt các rủi ro về sức khỏe tâm thần đối với người đàn ông. Không cổ súy cho những quan niệm như “Đàn ông phải là trụ cột”, “Đàn ông phải nuôi được vợ con”... cũng sẽ giúp những người đàn ông giảm bớt những áp lực trong đời sống và hạnh phúc hơn.

Người đàn ông trong xã hội hiện đại có nỗi sợ nào? Họ có chịu các định kiến về giới, có mang những áp lực đặc thù của xã hội Á Đông? Họ có sẵn sàng chia sẻ hay sợ bị phán xét? Chiến dịch xã hội #toisogi do Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life tổ chức hướng tới khuyến khích người đàn ông nói ra những điều họ lo sợ. Bạn có thể chia sẻ về bản thân hay về những người đàn ông trong đời mình ngay dưới bài viết này hoặc tại website www.toisogi.com. Những chia sẻ của bạn sẽ tạo cảm hứng cho nhiều người, để cùng đi qua, để đồng lòng, và trên hết là để cải thiện chất lượng sống của tất cả chúng ta.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN