Con rể hát một bài trong đám cưới khiến bố vợ tái mặt

Khi cất tiếng hát, chú rể đến thẳng trước mặt cô dâu và say sưa chìm đắm vào giai điệu. Sự nhập tâm vào bài hát của chú rể khiến cô dâu không thể nở nổi nụ cười, còn bố vợ đứng bên cạnh thì 'chết lặng'.

Có rất nhiều lựa chọn lãng mạn khiến ngày vui trở nên đáng nhớ, tuy nhiên, một chú rể ở Trung Quốc đã làm điều ngược lại.

Theo thông tin đăng tải, đúng vào khoảnh khắc quan trọng trước khi nói lời hẹn thề, chú rể xung phong lên hát tặng cô dâu một bài. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng, có lẽ sắp được chứng kiến một màn lãng mạn để đời. Chẳng ngờ, không hiểu cố tình hay vô ý, chú rể chọn ngay bài hát "Người quái dị xấu xí", khiến tất cả mọi người sững sờ.

Bài hát của chú rể khiến cô dâu không nở nổi nụ cười, còn bố cô dâu không chút biểu cảm tán thành.

Bài hát của chú rể khiến cô dâu không nở nổi nụ cười, còn bố cô dâu không chút biểu cảm tán thành.

Khi cất tiếng hát, chú rể đến thẳng trước mặt cô dâu và say sưa chìm đắm vào giai điệu, khiến cô dâu không thể nở nổi nụ cười gượng, còn bố cô dâu đứng bên cạnh mặt lạnh như tiền, không chút biểu cảm tán thành.

Thấy tình huống khá kỳ quặc, một số người đã dùng điện thoại quay lại toàn bộ bài hát chú rể hát trong đám cưới. Sau khi đăng tải lên mạng xã hội, rất nhanh sau đó đã nhận được sự chú ý lớn.

Đông đảo mọi người sau khi xem xong đều bình luận rằng, bài hát chú rể tặng cô dâu thực sự không hề thích hợp để hát trong đám cưới, cho dù là cố ý trêu đùa cũng không nên.

- "Tôi chỉ muốn chú rể hãy bảo trọng, anh ấy thực sự quá dũng cảm khi đối diện bố vợ và chê con gái của ông xấu xí",

- "Chú rể có vấn đề về thần kinh à? Trong ngày cưới lại chê cô dâu xấu, rốt cuộc có phải là anh ta bị ép cưới hay không vậy"?...

Để hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng trẻ nhất định phải bàn trước những điều dưới đâyThỏa thuận về cách sống

Mỗi người có những mối ác cảm riêng. Nói cho nhau biết bạn là người thế nào là lựa chọn khôn ngoan để giữ hôn nhân bền vững.

Ví dụ, một người thích ngăn nắp, trong khi vợ/chồng lại không gặp vấn đề gì nếu nhà cửa lộn xộn. Khi thỏa thuận sớm, hai người sẽ có cách ứng xử phù hợp.

Thời gian dành cho nhau

Dù hôn nhân thường có nghĩa là sống cùng nhau, nhưng không có nghĩa phải dành mọi thời gian cho đối phương. Vợ chồng vẫn cần có không gian, thời gian riêng.

Một số người muốn có nhiều không gian riêng hơn người khác nên cần biết trước để tránh sốc khi sống chung.

Dù hôn nhân thường có nghĩa là sống cùng nhau, nhưng không có nghĩa phải dành mọi thời gian cho đối phương. Ảnh minh họa

Dù hôn nhân thường có nghĩa là sống cùng nhau, nhưng không có nghĩa phải dành mọi thời gian cho đối phương. Ảnh minh họa

Khi nào nên đi cùng nhau

Sau khi kết hôn, mọi người thường sẽ xuất hiện tại một số sự kiện cùng nhau. Nhưng đôi khi, ngay cả những người đã kết hôn cũng muốn đi chơi với bạn bè của họ mà không có vợ hoặc chồng. Vì vậy, nên bàn với chồng/vợ vào dịp gì nên đi cùng nhau và những người nào họ nên làm quen...

Phân chia công việc

Việc nhà có thể châm ngòi cho một cuộc chiến nếu vợ/chồng quá tải khi phải làm mọi việc. Để ngôi nhà luôn bình yên, tốt nhất nên phân chia rõ ràng công việc.

Định chu cấp cho bố mẹ thế nào

Cha mẹ sẽ già đi và thậm chí có thể bị ốm nên có thể cần được chăm sóc. Những quyết định như bạn có muốn sống với họ hay không, ai sẽ chăm sóc họ hoặc bạn muốn dành bao nhiêu để chu cấp.... là vô cùng cần thiết.

Lịch sử sức khỏe tâm thần và thể chất

Tương thích về mặt sinh học là rất quan trọng, đặc biệt nếu cả hai bạn đang mong muốn có con. Ít nhất, họ có thể trung thực về tiền sử sức khỏe thể chất và tinh thần của nhau, bao gồm cả tiền sử của gia đình. Bằng cách đó, vợ chồng chuẩn bị được tâm lý cho những gì có thể đến trong tương lai.

Bạn muốn sống ở đâu

Dù điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng mọi người quên bàn trước khi kết hôn. Dù chọn sống ở nông thôn hay thành phố cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống mà hai người yêu nhau sắp chia sẻ. Nó cũng có thể dẫn đến sự không hài lòng nếu một trong hai muốn sống trong một căn hộ và người kia mơ được sống trong một ngôi nhà có mái hiên phía trước.

Các tranh luận có thể nổ ra nếu một người muốn sống gần bạn bè hoặc gia đình trong khi người kia cho rằng nhà chỉ là nơi ở tạm thời.

Ước mơ và kế hoạch

"Bạn sẽ ở đâu trong 5-30 năm nữa?". Điều này có vẻ giống một câu phỏng vấn xin việc, nhưng nguyện vọng về một gia đình hạnh phúc của một người có thể không phù hợp với ước muốn của vợ/chồng. Ví dụ, chồng bạn có thể muốn dốc lòng để thành công, còn bạn chỉ muốn một cuộc sống ổn định, thu nhập vừa đủ.

Đặt câu hỏi để giúp mọi người hình dung viễn cảnh sống chung sẽ thế nào.

Tài chính

Lập kế hoạch sử dụng tiền cả hai kiếm được trong tương lai là điều rất quan trọng. Ngoài khoản chung mà cả hai cùng đóng góp mỗi tháng, mỗi người có thể cần tích lũy riêng. Số tiền cần đóng hàng tháng là bao nhiêu - tùy vào mức lương - cần được thảo luận và thống nhất.

Ngoài ra, quyết định khi nào dùng nguồn tài chính chung cũng cần được đồng thuận trước khi cưới.

Nguồn: [Link nguồn]

Chênh lệch nhau 20 tuổi, cặp đôi cô dâu – chú rể ở Lào Cai có cuộc sống hôn nhân thế nào?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp (t/h) ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN