Bị bố mẹ ép học quá nhiều, trẻ tự tử để giải thoát

Cha mẹ không nghĩ rằng, những lời nói mắng nhiếc, lăng mạ con cái lại có tính sát thương như dao nhọn. Nếu không chú ý lời nói của mình, nó có thể khiến con cái bị tổn thương và tìm đến cái chết như một cách tự giải thoát.

Không thể chịu đựng những lời la mắng của cha mẹ, nhiều đứa trẻ chọn cách tự tử. (Ảnh minh họa)

Không thể chịu đựng những lời la mắng của cha mẹ, nhiều đứa trẻ chọn cách tự tử. (Ảnh minh họa)

Tiểu Vy (Trung Quốc) là một cô bé ngoan ngoãn trong mắt cha mẹ. Cô bé có tính cách hiền lành, ngoan ngoãn, thành tích học tập cũng rất tốt. Thế nhưng khi cô bé bước vào tuổi dậy thì, mối quan hệ với cha mẹ dần bắt đầu thay đổi, những cuộc cãi vã giữa mẹ và con gái không ngừng tăng lên.

Tiểu Vy bắt đầu lơ là chuyện học tập, ham chơi tụ tập với bạn bè. Chính vì thế, mẹ của cô bé rất lo lắng nên thường xuyên la mắng. Cô bé cũng không còn im lặng chịu nghe mắng như trước mà cãi tay đôi với mẹ mình, chẳng ai chịu nhượng bộ ai. Vào một ngày, mẹ cô bé vì quá giận dữ mà ném đủ thứ vật dụng lên người con gái mình. Cô bé uất ức, khóc rất lớn và nhảy ra khỏi cửa sổ. May mắn thay vì ở chung cư tầng thấp nên cô bé chỉ bị trầy xước nhẹ.

Sau đó, mẹ của Tiểu Vy được triệu tập tại đồn cảnh sát lấy lời khai. Người mẹ không ngừng trách con gái mình chơi game, bỏ bê chuyện học.

Tiểu Vy thì khóc nức nở nói lại: "Con chỉ chơi game có một chút".

Người mẹ tiếp tục mắng cô bé trước mặt nhiều người: "Mày chơi máy tính cả ngày. Tiền tao làm ra không phải để mày ngồi đó chơi game".

Cô bé tức giận nói tiếp: "Lần nào cũng vậy, mẹ cứ xưng hô cái kiểu đó với con cái mình. Con đã nói là con chỉ chơi có một chút, sao mẹ lại không tin con mà còn nói ra những lời vu khống như thế. Bây giờ mẹ muốn sao, mẹ muốn con chết đi thì mẹ mới vui ư".

Người mẹ tức giận không kìm chế được rồi nói: "Thứ như mày tao nuôi chỉ tốn cơm".

Thật bất ngờ, khi nghe người mẹ nói xong, Tiểu Vy lao nhanh ra phía ngoài đường và bị xe đụng. Tình huống lúc đó khiến tất cả mọi người "tái mặt" và ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Người mẹ bàng hoàng không tin nổi con gái mình có thể hành động bồng bột như thế, bà khóc lóc không ngừng ôm đứa con gái đang nằm bất động giữa lòng đường rồi thốt lên: "Mẹ xin lỗi, mẹ sai rồi".

Thảm kịch từ việc thiếu sự thấu hiểu và bao dung của gia đình

Dưới áp lực nặng nề của việc học, cùng với việc cha mẹ không thấu hiểu, lắng nghe tâm tư của con cái, nhiều đứa trẻ chọn cách nổi loạn hay buông thả bản thân khi không thể tiếp tục chịu đựng được nữa. Từ đó, vô số những đứa trẻ chọn cách tự tử để giải thoát, dẫn đến nhiều thảm kịch xảy ra.

Chơi game, bỏ bê chuyện học là nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ muốn tự tử. (Ảnh minh họa)

Chơi game, bỏ bê chuyện học là nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ muốn tự tử. (Ảnh minh họa)

Trong những năm gần đây, nhiều trường hợp trẻ em tự tử khi gặp bất đồng với gia đình. Có nhiều lý do khiến chúng tự tử, nhưng sau cùng nỗi đau của sự hối hận sẽ theo cha mẹ đến cuối đời.

Ngày 4/8/2015, một thiếu niên 15 tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc đã chọn uống thuốc diệt cỏ để tự tử. Lý do là cậu bé không thể hoàn thành bài tập về nhà trong mùa hè, và dành nhiều thời gia chơi game khiến cha mẹ tức giận, không ngừng la mắng.

Ngày 7/2/2015, một cậu bé ở Quảng Châu bị ám ảnh bởi các trò chơi trực tuyến mà không lo học. Sau khi bị cha mẹ mắng, cậu đã tự tử bằng cách cắt cổ tay vì quá kích động.

Ngày 2/9/2019, một nam sinh trung học 16 tuổi ở Phật Sơn đã nhảy lầu vì bị điểm kém.

Ngày 12/3/2020, một cậu bé 9 tuổi ở Nam Kinh vô tình làm vỡ kính ở trường học và cầu xin được chết vì sợ bị la mắng và trừng phạt.

Tại sao trẻ em chọn tự tử?

Tại sao trẻ lại dễ dàng chọn cách kết thúc cuộc đời mình theo cách cực đoan như vậy? Lý do chính có thể là do 4 nguyên nhân sau:

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tự tử. (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tự tử. (Ảnh minh họa)

1. Xung đột giữa giáo viên và học sinh

Trong số các học sinh tiểu học và trung học chọn tự tử, điểm chung của những học sinh này là mâu thuẫn với giáo viên. Chúng cảm thấy việc học quá nặng nề, giáo viên la mắng, áp lực điểm số. Không ít những học sinh bị thầy cô mắng xối xả ngay tại lớp, khiến tâm lý của chúng trở nên hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ và cuối cùng là chọn cách tự tử.

2. Xung đột với gia đình

Trong trường hợp tự tử của học sinh tiểu học và trung học do mâu thuẫn gia đình, cha mẹ thường đặt yêu cầu quá cao so với khả năng của con cái họ. Họ không quan tâm đến cảm xúc của con mình, lúc nào cũng đề cao chuyện điểm số, thành tích. Học trên trường đã quá mệt nhưng về nhà trẻ lại không được cha mẹ quan tâm. Theo thời gian trẻ dần trở nên kích động, muốn chống đối lại cha mẹ mình.

3. Áp lực học tập

Trường hợp tự tử điển hình nhất là trẻ phải chịu áp lực học tập liên tục trong thời gian dài. Khi mà giọt nước làm tràn ly, sự chịu đựng đã đến giới hạn của nó, trẻ cảm thấy quá mệt mỏi và chọn cách tự tử để giải thoát. Khi tâm lý đang mất ổn định, áp lực bủa vây, chỉ một chút không thấu hiểu từ cha mẹ cũng sẽ khiến trẻ buông xuôi số phận.

4. Chán nản cuộc sống

Áp lực quá mức và không còn niềm tin vào cuộc sống vì nhiều lý do khiến không ít học sinh chọn cách tự tử theo nhóm. Đối với chúng, chỉ có thế giới sau khi chết mới mang lại sự hy vọng, có thể chữa lành được vết sẹo trong tâm hồn, là cách duy nhất để thoát khỏi cuộc sống nhàm chán ở hiện tại.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng tự tử ở trẻ

Tự tử không phải là một lựa chọn bốc đồng, nhưng nó là kết quả sau khi cơ thể và tâm lý phải chịu đựng áp lực trong thời gian dài. Để ngăn trẻ tự tử, cha mẹ và nhà trường cần tăng cường tư vấn tâm lý và giáo dục tâm lý cho trẻ chứ không phải chỉ mỗi việc ăn uống.

Tự tử không phải là một lựa chọn bốc đồng, nhưng nó là kết quả sau khi cơ thể và tâm lý phải chịu đựng áp lực trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)

Tự tử không phải là một lựa chọn bốc đồng, nhưng nó là kết quả sau khi cơ thể và tâm lý phải chịu đựng áp lực trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)

Trong số những đứa trẻ chọn cách tự tử, phần lớn trong số đó bị trầm cảm và rối loạn tâm thần. Vậy thì, điều gì làm cho chúng dễ bị tổn thương như vậy?

- Là học sinh ở tuổi thiếu niên, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ chưa hoàn thiện nên chúng chưa có khả năng mạnh mẽ để chống lại căng thẳng. Do đó, khi chúng gặp rắc rối và có những cảm xúc tiêu cực thì rất khó để thoát khỏi.

- Trường học và gia đình đều không chú trọng đến sức khỏe tâm lý của trẻ.

- Trẻ không biết cách trân trọng cuộc sống, không biết xử lý các vấn đề tâm lý phù hợp.

Việc giúp trẻ giữ thái độ lạc quan, nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần là điều cực kỳ quan trọng để tránh những suy nghĩ tiêu cực hình thành.

Nguồn: [Link nguồn]

3 hậu quả khủng khiếp khi trẻ bị cha mẹ bắt ép học

Khi trẻ không thấy việc học là niềm vui, cha mẹ càng bắt ép thì chúng sẽ phản kháng rất mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Sohu & Zhuanlan ([Tên nguồn])
Bố mẹ, xin hãy để con tự lập Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN