3 hậu quả khủng khiếp khi trẻ bị cha mẹ bắt ép học

Khi trẻ không thấy việc học là niềm vui, cha mẹ càng bắt ép thì chúng sẽ phản kháng rất mạnh.

Mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau (Ảnh minh họa)

Mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau (Ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ tin rằng học tập là cách tốt nhất để con cái họ có một tương lai tốt hơn. Do đó, dù muốn hay không muốn, chúng bị ép phải học theo ý muốn của cha mẹ. Trên thực tế, điều này rất tệ cho sự phát triển trí não của một đứa trẻ, kinh khủng hơn là nó còn khiến cho trẻ trở nên chán nản, trầm cảm… Vì vậy, cha mẹ cần phải tìm hiểu về tác hại của việc bắt ép trẻ học sẽ gây ra hậu quả như thế nào.

1. Ép trẻ học khiến chúng không có tuổi thơ hạnh phúc

Đối với một đứa trẻ, tuổi thơ nên có nhiều niềm vui và kỷ niệm. Sau này khi chúng lớn lên, những lúc nghĩ về thời thơ ấu của mình, chúng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. Tuy nhiên, bây giờ nhiều cha mẹ lại chọn cách gửi con cái đi học mẫu giáo từ rất sớm.

Không phủ nhận rằng việc đi học mẫu giáo mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng nó cũng tước đi một phần tuổi thơ. Trong nhiều nghiên cứu khác nhau, người ta phát hiện ra rằng khi trẻ nhỏ không có nhiều thời gian vui chơi và thư giãn, cuộc sống của chúng sau này sẽ ngày càng nhàm chán hơn.

Mỗi đứa trẻ có những sở thích khác nhau. Cha mẹ không thể bắt ép "một con cá phải biết leo cây". Khi một đứa trẻ không thích việc học nhưng lại hứng thú với những thứ khác, cha mẹ nếu không tâm lý sẽ vô tình ngăn cản sự phát triển tài năng của con mình và khiến chúng cảm thấy bất hạnh.

Cha mẹ nếu không tâm lý sẽ khiến chúng cảm thấy bất hạnh (Ảnh minh họa)

Cha mẹ nếu không tâm lý sẽ khiến chúng cảm thấy bất hạnh (Ảnh minh họa)

2. Ép trẻ học sớm khiến chúng dễ mệt mỏi, không có hứng thú vào chuyện học

Nếu cha mẹ thường ép con học, chúng sẽ chán nản và không dành nhiều thời gian vào việc học. Một khi trẻ cảm thấy việc học chẳng có gì thú vị, không có hứng thú và sự quan tâm thì càng bắt ép chúng học sẽ chỉ nhận về sự phản tác dụng.

Khi cha mẹ gây áp lực quá lớn cho con cái trong chuyện học, chúng sẽ thấy việc học giống như là trách nhiệm của bản thân cần phải làm cho cha mẹ. Bởi vậy, chúng sẽ không tìm thấy niềm vui thực sự.

Có một thực tế là hiện nay trẻ được cho đi học mẫu giáo quá sớm, trẻ sẽ biết đọc, biết viết, biết tính toán nhanh. Thế nên khi vào lớp 1, chúng sẽ đối mặt với những kiến thức đã học rồi nên thấy chuyện học rất dễ dàng. Điều này sẽ khiến những đứa trẻ này nghĩ rằng chuyện học rất đơn giản, không cần phải tốn công học nhiều, theo thời gian kết quả học tập sẽ giảm sút rất nhanh.

Cảm xúc đối với trẻ nhỏ là điều quan trọng nhất. (Ảnh minh họa)

Cảm xúc đối với trẻ nhỏ là điều quan trọng nhất. (Ảnh minh họa)

3. Ép trẻ học khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xa cách, trẻ không cảm thấy an toàn

Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con cái hơn. Nếu trẻ được cho đi học quá sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Điều này sẽ khiến chúng cảm thấy như cha mẹ không còn yêu thương mình nữa. Dần dần, chúng sẽ không muốn nói chuyện và xa lánh cha mẹ hơn. Tuổi thơ của một đứa trẻ thiếu thốn tình thương của cha mẹ sẽ là cái bóng lớn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ.

Không ít cha mẹ có yêu cầu rất cao đối với con cái mình. Họ muốn con cái phải học thêm nhiều kỹ năng, thậm chí muốn chúng phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, vào lúc này, trẻ sẽ cảm thấy bất an và nghĩ rằng không ai trong gia đình có thể bảo vệ được mình. Sau một thời gian dài, chúng dần thấy sợ hãi về xã hội này.

Vì vậy, cha mẹ cần phải giảm bớt những áp lực, kỳ vọng, căng thẳng vào con cái mình, thương xuyên tương tác, trò chuyện để chúng nói ra những suy nghĩ của bản thân. Cảm xúc đối với trẻ nhỏ là điều quan trọng nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

5 sai lầm bố mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con trai

Bạn có phải luôn nghĩ rằng, con trai là phải cứng rắn, không được sợ hãi và mạnh mẽ trong nhiều tình huống… Thế nhưng,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Kknews ([Tên nguồn])
Bố mẹ, xin hãy để con tự lập Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN