7 bẫy tư duy kéo tụt chúng ta về phía sau mà không hay biết

Khi có những suy nghĩ sai lầm này, chúng ta có nhiều khả năng đưa ra kết luận sai về con người và động cơ của người khác và trong nhiều tình huống, điều đó có thể khiến chúng ta lo lắng hơn, thậm chí là kiệt sức.

Hiệu ứng hào quang

7 bẫy tư duy kéo tụt chúng ta về phía sau mà không hay biết - 1

Hiệu ứng hào quang hay hiệu ứng lan tỏa là khi chúng ta đưa ra ý kiến không khách quan về một người, đối tượng hoặc hiện tượng chỉ dựa trên một đặc điểm duy nhất về tính cách hoặc ngoại hình của họ. Trường hợp phổ biến nhất của hiệu ứng này là khuôn mẫu về sự hấp dẫn của ngoại hình. Điều này có nghĩa rằng những người hấp dẫn hơn thường được đánh giá là người tử tế hơn, thông minh hơn và đẹp hơn, ngay cả khi người khác không có bằng chứng cụ thể về đánh giá đó.

Sự nguy hiểm của cái bẫy tâm lý này là nó ngăn cản khả năng nhìn nhận về người khác hay tình huống một cách rõ ràng và hợp lý. Chúng ta có thể hiểu sai về ý định của ai đó và tin tưởng một người mà lẽ ra chúng ta không nên. Nhớ rằng, biết người biết mặt khó biết lòng.

Nghịch lý Abilene

Nghịch lý này được thấy trong các nhóm, tập thể. Đó là khi mọi người cùng đưa ra quyết định về một hướng hành động không phù hợp với sở thích của nhiều hoặc thậm chí là tất cả các thành viên trong nhóm.

Điều này có thể xảy ra tại nơi làm việc, ví dụ như khi mọi người đều nghĩ rằng từ chối làm việc vào ngày thứ Bảy sẽ khiến bản thân trông có vẻ lười biếng nên mọi người sẽ đều đi làm vào ngày hôm đó mặc dù không ai muốn.

Nguyên nhân của nghịch lý này nằm ở sự giao tiếp giữa con người với nhau là chưa đủ. Cũng bởi vậy, sự trung thực có thể giúp chúng ta ngăn ngừa sự hiểu lầm như vậy xảy ra.

Đọc ý nghĩ

7 bẫy tư duy kéo tụt chúng ta về phía sau mà không hay biết - 2

Sự sai lầm về mặt nhận thức này có thể gặp ở hầu hết các gia đình. Chúng ta thường tin rằng chúng ta biết người khác nghĩ gì về mình và thường chắc rằng, họ đang nghĩ điều gì đó tệ, không tốt. Điều tệ nhất là khi chúng ta không nhận ra và ngăn chặn những suy nghĩ này kịp thời, chúng ta có thể bắt đầu hành động theo nhiều cách cố để ai đó yêu mến song lại dẫn đến kết quả ngược lại.

Khi có những suy nghĩ này, chúng ta có nhiều khả năng đưa ra kết luận sai về con người và động cơ của người khác và trong nhiều tình huống, điều đó có thể khiến chúng ta lo lắng hơn, thậm chí là kiệt sức.

Tự phê bình

Nhiều người tin rằng, việc tự phê bình, chỉ trích bản thân là điều tốt khi nó giúp chúng ta hoàn thiện mình và không ngừng tiến về phía trước. Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể dễ khiến chúng ta rơi vào bẫy tư duy phổ biến, chỉ dẫn đến cảm giác tội lỗi và các vấn đề tâm lý khác.

Việc tự chỉ trích mình là biểu hiện của việc bạn tự ti. Đó là khi chúng ta hoàn toàn bỏ qua những thông tin tích cực mà chỉ chú ý vào những điều tiêu cực, những thứ mình chưa đạt được, những sai lầm của bản thân. Thay vì dành sự tập trung vào các thành tựu mà bản thân đạt được, chúng ta lại chỉ chăm chăm nhìn vào những thất bại và cảm thấy mình thật tệ.

Hiệu ứng Lake Wobegon

Một cái tên khác của hiệu ứng này chính là “hiệu ứng quá tự tin”. Không giống như tự phê bình, sai lầm tư duy này là khi ai đó ảo tưởng về sự tích cực của bản thân, tự mình đưa ra những đánh giá tốt về mình và dẫn đến những kết luận sai lầm, viển vông và thiếu thực tế.

Việc đánh giá quá cao khả năng tích cực và đánh giá quá thấp các điểm tiêu cực có thể dẫn đến các kết quả rất khác nhau. Trong trường hợp xấu nhất, sai lầm này có thể khiến chúng ta không cải thiện được kỹ năng của mình khi nghĩ rằng bản thân đã giỏi hơn người khác. Đây chính là rào cản ngăn bạn đến với thành công.

Hiệu ứng đồng thuận giả

Không giống như nghịch lý Abilene, hiệu ứng đồng thuận giả là khi chúng ta nghĩ rằng hầu hết mọi người đều đồng tình với ý kiến của mình. Chúng ta thường nói những điều như: "Mọi người đều làm điều này" hay "Hầu hết mọi người đều sống như thế này", mặc dù không có dữ liệu thống kê nào để chứng minh cho điều đó.

Khi chúng ta có sự méo mó về nhận thức này, chúng ta khó lòng chấp nhận quan điểm trái chiều của người khác ngay cả khi họ đưa ra được lập luận mang tính logic hơn.

Một điểm mù

7 bẫy tư duy kéo tụt chúng ta về phía sau mà không hay biết - 3

Sau khi đọc các bẫy tư duy ở đây, có thể bạn đang nghĩ rằng không có điều nào trong số đó đúng với bạn cả. Tất nhiên, suy nghĩ của bạn có thể là đúng.

Song bạn nên nhớ rằng, các nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả những người lý trí nhất cũng dễ mắc sai lầm và có thể rơi vào những cái bẫy này mà không hay biết. Vì vậy, đừng quên nhìn lại trải nghiệm của mình và phân tích chúng một cách phù hợp, khách quan.

Nguồn: [Link nguồn]

Thói quen tiêu tiền phổ biến khiến bạn “tiền tấn” cũng chẳng thể giàu có

Tiêu tiền có thể rất thú vị song sự phấn khích đó sẽ không kéo dài. Việc tránh mua sắm bốc đồng, tùy hứng sẽ giúp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh (thoidaiplus.giadinh.net.vn) ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN