5 giai đoạn bạn cần tích lũy tài chính để không phải bận tâm về tiền bạc

Hiểu được việc quản lý tiền bạc sẽ có ích rất nhiều trên con đường tự do tài chính của bạn sau này.

Càng có những hiểu biết về tài chính sớm, bạn càng có lợi cho cuộc sống sau này của mình. (Ảnh minh họa)

Càng có những hiểu biết về tài chính sớm, bạn càng có lợi cho cuộc sống sau này của mình. (Ảnh minh họa)

Tài chính cá nhân là một phần quan trọng của cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt, bạn càng có nhận thức sớm về việc quản lý tài chính khi còn trẻ thì càng có cuộc sống thoải mái khi về già. Tùy theo từng độ tuổi mà bạn có những chiến lược riêng. Theo trang CNBC Finance, từ độ tuổi 20 đến 60, bạn có những cách tích lũy tài sản khác nhau.

Ở tuổi 20

Theo giám đốc tài chính Caroline, người sáng lập công ty tư vấn kế hoạch tài chính Jacksonville, khi bắt đầu đi làm kiếm được tiền, điều đầu tiên là cần lập ra một quỹ khẩn cấp cho gia đình. Nếu công việc của bạn ổn định, bạn cần tiết kiệm từ 3-6 tháng thu nhập để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra bất ngờ trong tương lai.

Tiếp theo, sau khi chi trả các khoản cần thiết, bạn cần để ra một khoản gọi là “quỹ hưu trí”. Ở độ tuổi 20, bạn nên nghiêm túc nghĩ về việc đầu tư, thông thường là nên chọn các cổ phiếu tốt. Cuối cùng, hãy đảm bảo bạn cần có một cái bảo hiểm sức khỏe, vì nếu bạn bị hoạn nạn hay bệnh tật, khi không có bảo hiểm, nó sẽ khiến tất cả những khoản tiết kiệm của bạn bốc hơi hoàn toàn.

Ở tuổi 30

Matt Aron, một nhà hoạch định tài chính cá nhân khuyên mọi người ở độ tuổi này nên tránh xa các cạm bẫy về việc tiêu dùng qua thẻ tín dụng và tiêu hết số tiền mà mình kiếm được.

Lúc này, bạn cần tăng số tiền đầu tư vào “quỹ hưu trí”. Nếu kiên trì tiết kiệm 10% khoản thu nhập khi còn trẻ, lúc về già bạn sẽ nhận được một số tiền rất lớn. Danh mục đầu tư của bạn cũng nên được mở rộng hơn, có sự kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu.

Nếu tiền tiết kiệm gửi ngân hàng nó chỉ sinh lời ở mức 4 - 6% một năm nhưng khi đem đầu tư trong dài hạn từ 10 năm trở đi, bạn sẽ có được tỷ suất sinh lời gấp nhiều lần so với ngân hàng.

Ở độ tuổi này, nhiều người sẽ kết hôn và sinh con cái, đây cũng là lúc bạn nên cân nhắc mua bảo hiểm nhân thọ để đề phòng một số bất trắc xảy ra. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm chỉ được khuyến khích nếu bạn có một khoản thu nhập ổn định, trong trường hợp không có việc làm thì nó sẽ trở thành một gánh nặng.

Ở tuổi 40

Có thể đây là giai đoạn mà bạn đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, lúc này có một số vấn đề khác xảy ra, đó là bạn cần chi tiêu nhiều cho con cái và lo cho cả bố mẹ già của mình.

Lúc này, bạn cần đánh giá lại các khoản thu chi của mình. Bạn không nên sử dụng sai mục đích tiết kiệm từ quỹ hưu trí cá nhân của mình. Nếu những ai chưa có quỹ hưu trí, đây là thời điểm không quá muộn để bắt đầu tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của mình, hãy dành ra từ 15-20% thu nhập.

Bạn cũng nên suy nghĩ trong trường hợp nếu bạn thất nghiệp bất ngờ sẽ như thế nào, vậy nên hãy suy nghĩ đến việc kinh doanh để tăng thêm các khoản thu nhập.

Ở tuổi 50

Việc nghỉ hưu có thể sẽ là vấn đề của 10 năm nữa, vì vậy hãy nghiêm túc xem xét số tiền mà mình sẽ chi tiêu khi nghỉ hưu, liệu quỹ hưu trí có đủ để bạn trang trải phần đời còn lại hay không.

Lúc này, bạn cần đánh giá lại các loại tài sản của mình, đảm bảo rằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư sẽ đáp ứng đủ chi phí hưu trí trong tương lai. Khi đến tuổi gần nghỉ hưu, bạn nên giảm lại các loại tài sản mang tính rủi ro. Bạn có thể xem xét về các khoản đầu tư thay thế như bất động sản, nhằm đa dạng hóa để giảm rủi ro khi thị trường tăng hay giảm.

Ở tuổi 60

Bạn cần có chiến lược rút tiền gửi từ quỹ hưu trí của mình. Khi có nhiều khoản đầu tư và tiết kiệm, tỷ lệ phân bổ tiền và việc quản lý cũng khác nhau. Rủi ro đầu tư của bạn cần phù hợp với số tiền mà bạn định sử dụng khi nghỉ hưu.

Ở độ tuổi này, nếu có thêm tiền lương hưu thì bạn nên rút hết về và tự do tài chính đến cuối đời. Tốt nhất lúc này không nên trì hoãn việc rút tiền lương hưu.

Nguồn: [Link nguồn]

4 sai lầm tài chính này đã khiến nhiều người phải thốt lên: “Giá như mình biết sớm hơn”

Học hỏi từ sai lầm tài chính của những người đã về hưu này sẽ giúp bạn rút ra được bài học quý báu, đưa ra được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng - Aboluowang ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN