4 quy tắc tiền bạc khôn ngoan khi chưa giàu

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chuyên gia tài chính Eric Roberge đã liệt kê những quy tắc tiền bạc mà người chưa giàu nên thực hiện.

Eric Roberge, người sáng lập hãng Beyond Your Hammock, cũng là cố vấn tài chính cá nhân, chuyên gia cho các tạp chí Forbes, Fortune, Wall Street Journal. Nhiều năm trong nghề, ông thường xuyên nhận được câu hỏi: "Làm thế nào để giàu có hơn?"

Eric Roberge cho rằng, điều quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp quản lý tài chính và dòng tiền với những nguyên tắc sau.

Ảnh minh họa: Freepik

Ảnh minh họa: Freepik

Không cố chấp mua nhà bằng mọi giá

Với nhiều năm cố vấn tài chính, Eric Roberge nhận thấy phần lớn các quyết định mua nhà dựa theo cảm xúc. "Nhiều khách hàng của tôi không cam lòng thuê nhà cả đời, phải mua bằng mọi giá, bất chấp tình hình tài chính khi đó ổn hay không", Eric Roberge nói.

Chuyên gia tài chính chia sẻ, không khuyến khích mọi người đặt mục tiêu mua nhà bằng mọi giá, nhất là khi nền tảng tài chính chưa ổn định.

Theo Eric Roberge, dù mua hay thuê nhà, ngân sách an toàn và tối ưu cho nhà ở là 20% tổng thu nhập năm. Cách chi tiêu này đảm bảo khả năng duy trì sự ổn định về mặt tài chính cho mỗi gia đình.

Tăng tỷ lệ tiết kiệm bằng mọi cách

Để đạt được sự cân bằng giữa tận hưởng cuộc sống hiện tại và tạo dựng an tâm tài chính trong tương lai, việc có khoản tiết kiệm và tăng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố quan trọng nhất.

Phần lớn khách hàng của Eric Roberge đều hài lòng với thói quen tiết kiệm cố định. Đây là hành vi tốt nhưng không có nghĩa tiết kiệm chừng đó đã đủ.

Theo vị chuyên gia, khi kinh tế liên tục biến động và tỷ lệ lạm phát chưa có dấu hiệu dừng lại, việc tăng tỷ lệ tiết kiệm là yêu cầu bắt buộc. "Đây là việc chắc chắn phải thực hiện mà không phải thứ có thể lựa chọn làm hay không", Eric Roberge nói.

Luôn duy trì quỹ dự phòng

Dù không ai muốn rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo về sức khỏe, tài chính nhưng chuẩn bị cho những tình huống đó là điều nên làm. Eric Roberge luôn khuyến khích khách hàng nghĩ về kịch bản tệ nhất có thể xảy ra với họ, từ đó vạch ra đường hướng xây dựng quỹ dự phòng khi có khoản tiền dùng để trang trải.

"Phần lớn khách hàng của tôi chấp nhận xây dựng quỹ dự phòng. Nhưng họ lầm tưởng chỉ cần 6 tháng tiền sinh hoạt phí là đủ cho quỹ này mà không cần thêm nữa". Theo Eric Roberge đây là suy nghĩ tai hại. "6 tháng tiền sinh hoạt phí là mức tối thiểu mà một người cần có trong quỹ dự phòng, không phải mức tối đa cần có", vị chuyên gia khẳng định.

Đừng cố gắng "đợi thời điểm thích hợp" để đầu tư

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, Eric Roberge thường nhận được câu hỏi: "Khi nào thích hợp để bắt đầu đầu tư chứng khoán?"

Eric Roberge cho rằng, những chuyên gia chứng khoán lâu năm cũng không dám đưa ra nhận định chắc chắn 100% về diễn biến thị trường, nên việc "đợi thời điểm thích hợp" là vô nghĩa. Thời điểm thích hợp nhất để đầu tư theo Eric Roberge là do mỗi cá nhân tự quyết định. Yếu tố quan trọng nhất nên suy tính chính là nguồn vốn. "Để an toàn, nên dùng tiền nhàn rỗi đầu tư", vị chuyên gia khuyên.

Eric Roberge đưa ra hai vấn đề nên cân nhắc trước khi đầu tư chứng khoán:

- Bản thân có thể dùng bao nhiêu % trong nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư?

- Nếu dùng 100% tiền nhàn rỗi để đầu tư, khi phát sinh vấn đề cần tiền, bản thân có khả năng xoay sở không?

"Đó mới là cách tư duy đúng để bắt đầu đầu tư chứng khoán", Eric Roberge khẳng định.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều người đã chứng kiến tài sản của mình bị sụt giảm và rơi vào khủng hoảng tái nghèo vì vướng vào 5 "cái bẫy" này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Vy (Theo Business Insider) ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN