9 cách tiêu tiền khiến người nghèo mãi nghèo

Không quản lý ngân sách và theo dõi tài chính sát sao rất dễ dẫn tới lạm phát và khiến bạn mãi nghèo.

9 kiểu tư duy chi tiêu quen thuộc sau đây khiến nhiều người lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau.

"Tôi có quyền đối xử tử tế với bản thân"

Khi mệt mỏi, nhiều người thường có thói quen tự mua cho bản thân thứ gì đó để "giải sầu", cùng lời an ủi "Đây là giai đoạn khó khăn và tôi có quyền đối xử tử tế với bản thân mình".

Hành động này chỉ hợp lý khi bạn có đủ tiền và không tiêu hết cùng một lúc. Còn nếu như bạn thực hiện giao dịch bằng cách mua nợ hay sử dụng thẻ tín dụng, đó là cách tiêu dùng không khôn ngoan.

Ai cũng có quyền làm những việc khiến bản thân hạnh phúc, tuy nhiên phải suy nghĩ kỹ những khoản chi tiêu bổ sung có thực sự mang lại hạnh phúc? Những gì bạn thực sự xứng đáng là ít nợ hơn, quỹ khẩn cấp có nhiều tiền hơn và giấc ngủ ngon hơn nhờ tất cả những điều đó. Bạn cũng xứng đáng có được sự an toàn về tài chính và tiền bạc trong tương lai, nhưng chỉ khi biết bỏ đi suy nghĩ "vì bạn xứng đáng".

"Đám cưới chỉ diễn ra một lần trong đời"

"Đám cưới chỉ diễn ra một lần trong đời" dường như là câu thần chú để mọi người sẵn sàng vay tiền cho dịp đặc biệt này mà không suy nghĩ nó phi lý đến mức nào.

Đám cưới bản chất không phải là dịp mang lại cho bạn nhiều tiền hơn và cũng không có gì đảm bảo mọi chi phí đều được thanh toán đầy đủ. Nếu tổ chức quá năng lực tài chính, khoản vay sẽ ở lại và bạn sẽ phải bắt đầu cuộc sống mới với những món nợ không cần thiết. Đây là điều mà những người yêu nhau không hề mơ ước. Hơn nữa, những bất đồng về tiền bạc lại là nguyên nhân chính dẫn đến cãi vã giữa các cặp vợ chồng.

"Mỗi người chỉ sống một lần trong đời"

Câu nói này thường được sử dụng khi một người muốn chi tiêu toàn bộ số tiền mình có vào việc mà họ cho là xứng đáng. Tuy nhiên, không ai biết điều gì đang chờ mình ở phía trước và đây là lý do tại sao việc tiết kiệm thực sự cần thiết thay vì tiêu tiền thiếu suy nghĩ.

Tính bốc đồng và mua những thứ không thực sự cần thiết có thể phá hỏng ngân sách của bạn. Nó có thể là một cái gì đó nhỏ như một gói khoai tây chiên hoặc có thể là bước vào một phòng trưng bày và mua ngay một chiếc xe mới. Tất cả đều ảnh hưởng nặng nề đến khả năng tài chính của bạn.

Chi tiêu phóng tay cho mua sắm thường dẫn đến khủng hoảng tài chính cá nhân. Ảnh minh họa: Pexels

Chi tiêu phóng tay cho mua sắm thường dẫn đến khủng hoảng tài chính cá nhân. Ảnh minh họa: Pexels

"Đó là một dịp đặc biệt, tôi không nên bỏ qua điều đó"

Trong cuộc sống có rất nhiều việc phải chi tiêu. Tuy nhiên, các tình huống là khác nhau và bạn có thể phân biệt được khi nào khoản chi thực sự cần thiết và khi nào nên kiềm chế sự phung phí của mình. Tốt nhất nên lập danh sách chi tiêu hợp lý.

Chỉ nên đưa những việc thực sự cần vào danh sách như: chi tiêu cho sức khỏe, chi tiêu cho cuộc sống hay đề phòng rủi ro... Trong một số trường hợp không cấp thiết khác như mua một đôi giày đắt tiền hay một chiếc váy chỉ để dự đám cưới hay tham gia tiệc công ty... cần cân nhắc kỹ.

"Tôi kiếm được số tiền này rất dễ dàng, hãy để tôi tiêu nó một cách dễ dàng"

Nhiều người, đặc biệt là người trẻ thường có tư duy chi tiêu dễ dàng với số tiền bản thân kiếm được. Kiểu suy nghĩ này là lý do tại sao hầu hết những người thừa kế số tiền lớn hoặc trúng số thường tiêu hết tiền rất nhanh và sớm quay trở lại cuộc sống nghèo nàn.

"Đồ đó đang được giảm giá!"

Chúng ta thường có xu hướng bảo vệ những việc bản thân đã lựa chọn, ví dụ khi mua một thứ đắt tiền. Câu nói mọi người thường biện minh cho mình lúc này là: "Tôi đã mua nó với giá tốt, trong một đợt giảm giá".

Khi đứng trong cửa hàng giảm giá, điều quan trọng nhất là bạn không nên hòa mình vào cảm giác phấn khích từ mọi người. Tốt hơn hết là lập danh sách những thứ cần mua và không nên mua mỗi khi bước vào siêu thị. Đồng thời luôn tự hỏi mình khi nhìn thấy một mặt hàng được gắn mác giảm giả: "Liệu mình có mua thứ này nếu nó không giảm giá chăng?"

"Tôi không đọc bất kỳ đánh giá nào. Có khả năng là mặt hàng đắt tiền hơn sẽ tốt hơn"

Đôi khi chúng ta sẽ chi một số tiền lớn để theo đuổi xu hướng. Ví dụ khi thay thế hoặc sắm mới nội thất trong nhà, bạn sẽ chọn những thứ đắt tiền mà không cần kiểm tra công năng, chỉ cần nhìn vào tên thương hiệu được quảng cáo rộng rãi và vô số phụ kiện đi kèm với suy nghĩ "Đồ đắt tiền lúc nào chẳng tốt hơn". Tại thời điểm mua hàng, bạn nghĩ sẽ sử dụng hết những phụ kiện đó nên sẵn sàng đi vay hoặc dùng thẻ tín dụng để mua chúng.

Nhưng sau một thời gian bạn nhận ra đã chi quá nhiều tiền cho các phụ kiện mà chưa bao giờ sử dụng tới. Đó là cách hoạt động của "hiệu ứng mồi nhử".

Có nhiều cách để mua hàng bình thường, không phải hàng hiệu và giúp tiết kiệm tiền. Do đó, hãy thử áp dụng và bạn sẽ ngạc nhiên trước số tiền mà bản thân có thể tiết kiệm được.

"Dù gì thì tôi cũng thanh toán bằng thẻ tín dụng của mình, đó không phải là một số tiền lớn"

Một giao dịch mua bán nhỏ được thanh toán bằng thẻ tín dụng dường như không đáng kể với nhiều người. Ví dụ, chi 15 USD cho một món đồ có vẻ như là vô nghĩa khi giới hạn trong thẻ tín dụng của họ là 1.500 USD.

Sức mạnh của thẻ tín dụng là tách biệt niềm vui nhận được khi mua hàng và cảm giác tiếc nuối khi chia tay số tiền mình có. Bạn có thể cố gắng kiểm soát chi tiêu của bản thân bằng cách chỉ rút một số tiền nhất định cho mỗi tuần và sử dụng tiền mặt khi thanh toán một thứ gì đó.

"Tháng trước tôi đã tiết kiệm tốt nên bây giờ có thể chi tiêu nhiều hơn"

Thật tốt nếu tháng trước bạn tiết kiệm được một số tiền đáng kể. Nhưng đó không phải lý do để phóng tay chi tiêu "bù" cho tháng này. Nếu không kiểm soát được chi tiêu, bạn rất dễ rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Lập kế hoạch ngân sách phải là một việc thường xuyên, liên tục và được thực hiện bất kể quy mô dòng tiền của bạn như thế nào.

Nguồn: [Link nguồn]

Những lời khuyên dưới đây bị không ít người bỏ qua song chúng sẽ giúp bạn tạo ra nền tảng để xây dựng tài chính vững chắc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Vy (Theo Bright Side) ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN