Sát nhân giết hàng loạt gái gọi (Kỳ 2)
Những cái chết tức tưởi có là kế hoạch bịt đầu mối của giới thượng lưu trụy lạc?
Những cái chết tức tưởi
Ngày 8/11/1963, người ta phát hiện ra thi thể của Gwynneth Rees, 22 tuổi, nằm lõa thể bên bờ sông, đối diện với bờ kênh nơi xác Elizabeth Figgs được tìm thấy. Trước đó, theo lời kể của bạn bè, lần cuối cùng họ nhìn thấy Rees là cách đó 6 tuần. Một nhân chứng thì nói gần 6 tuần trước, người này nhìn thấy cô vào trong ô tô với một người đàn ông vào đêm 29/9/1963.
Mặc dù chưa bao giờ gặp nhau nhưng Gwynneth Rees, 22 tuổi, và Elizabeth Figgs lại có rất nhiều điểm giống nhau.
Cả hai đều bỏ nhà tới London kiếm sống từ khi còn là những thiếu nữ do mâu thuẫn gay gắt với gia đình vì các cô mang thai với bạn trai ngoài ý muốn. (Rees đến từ miền Nam xứ Wales còn Figg tới từ miền Tây Bắc nước Anh). Cả hai tới London để tìm kiếm một cuộc sống đáng sống hơn là những gì họ có ở một thị trấn nhỏ bé và nghèo nàn của Vương quốc Anh. Và cũng giống như những cô gái trước họ, cả hai chạy theo cuộc sống dễ dãi của những cô gái gọi, dần bị kiểm soát bởi những tên bảo kê ma cô, những tú bà keo kiệt và các con bạc khát tiền. Vào lúc bị sát hại, cả hai đều mắc những căn bệnh qua đường tình dục.
Gwynneth Rees
Vào mùa hè trước khi bị sát hại, Rees bị mang bầu do "tai nạn nghề nghiệp. Đó là kết quả có thể thấy trước trong nghề “buôn phấn bán hương” này. Vào thời đó, mại dâm chưa được công khai, phải hoạt động vụng trộm. Thêm vào đó, thuốc tránh thai không có nhiều và việc duy nhất là dùng bao cao su. Tuy nhiên cách này sẽ khiến Rees mất đi những khách hàng “tiềm năng”. Dù đã có hai con nhưng Rees không thể ở gần để chăm sóc chúng. Và việc phá thai thời kỳ đó bị pháp luật nghiêm cấm. Chính vì thế khi thấy Rees đi xe ô tô, các “đồng nghiệp” của cô nghĩ rằng bạn mình đang đi tìm chỗ phá thai. Khi ấy, phá thai “chui” rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vong và hai nơi mà Rees từng tìm đến trước đây đã khiến cô bị nhiễm trùng ống dẫn trứng.
Cảnh sát đã phải mất nhiều thời gian để điều tra vì với nghề nghiệp phiêu lưu của Rees, việc cô gặp phải nhiều kẻ thù hay ma cô là điều chắc chắn. Vì thế nên không thiếu kẻ bị tình nghi trong vụ này.
Trước tiên là người tình cũ của nạn nhân, Cornelius Whitehead, một gã ma cô của băng giang hồ khét tiếng khu East End, Kray Twins. Hắn chẳng có việc gì khác ngoài việc bóc lột tàn tệ các cô gái gọi có trong tay mình. Và đó là một trong lý do Rees bỏ hắn ra đi chỉ một thời gian ngắn trước khi bị giết khiến tên này được đưa vào danh sách tình nghi. Tuy nhiên, với bằng chứng ngoại phạm rõ ràng, tên này đã chứng minh được sự trong sạch của mình.
Một lần nữa cảnh sát có rất ít manh mối để cuộc điều tra tiến triển, ngoài những đồn đoán và nghi ngờ. Điều này khiến dư luận bất bình và cho là cảnh sát “bất lực” khi để tồn tại thế giới ngầm trong giới “buôn phấn bán hương”.
Hannah Taiford
Với những cô gái điếm khác, cái chết của Rees và Elizabeth Figg chẳng khác nào một rủi ro “nghề nghiệp” mà họ vẫn phải đối mặt hàng ngày. Dầu đã xác định như vậy nhưng nhiều tháng sau đó, các cô gái gọi luôn sống trong đề phòng hết sức và mối lo ngại mình bị sát hại.
Ngày 2/2/1964, lại thêm một thi thể của cô gái gọi mang tên Hannah Taiford, 30 tuổi, được phát hiện bên bờ sông Thames, gần cầu Hammersmith với đặc điểm y hệt như 2 nạn nhân trước: lõa thể, tử vong do bị ngạt thở, miệng bị nhét chặt bằng chiếc quần lót dính tinh trùng.
Tailford được cho là có liên hệ với thế giới ngầm của những buổi tiệc sex và “phim đen”. Cô từng kể với một người bạn là đã tham gia truy hoan tại nhà riêng của một nhà ngoại giao Pháp, có tên Andre. Có lần cô này được trả rất nhiều tiền để bán dâm trước sự chứng kiến của đám đông xã hội đen thượng lưu trụy lạc. Liệu Tailford có bị sát hại để bịt miệng về những bí mật này? Hoặc có thể cô bị một kẻ điên loạn sát hại như lời của một tờ báo suy đoán?
Liệu cảnh sát có thể tìm ra manh mối của kẻ sát hại hàng loạt các cô gái này hay lại có thêm nhiều nạn nhân nữa? Mời các bạn đón đọc Sát nhân giết hàng loạt gái gọi (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM thứ Sáu ngày 14/12/2012.