Những phiên tòa không dành cho người đau tim

Sự kiện: Tin pháp luật

Từ hình sự tới dân sự, ly hôn, tòa án đều "sưu tầm" đủ những phiên tòa căng thẳng, hồi hộp khiến người chứng kiến… khó quên.

1. Phiên tòa sơ thẩm xét xử 16 bị cáo trong vụ án giả mạo trong công tác và sản xuất, buôn bán hàng giả, xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô chỉ diễn ra trong hai ngày nhưng khiến dư luận đặc biệt chú ý. 

Có lẽ, đây là một phiên xử (ngoài vụ án liên quan đến đối tượng Út Trọc) "quy mô" với đông đảo bị cáo từng là sỹ quan, quân nhân. Chưa kể, lần đầu tiên Tòa án Quân sự Quân khu 7 xét xử một đường dây sản xuất, buôn bán xăng giả với mức thiệt hại kỷ lục – 54 triệu lít xăng giả tiêu thụ ngoài thị trường. 

Phiên tòa kết thúc lúc 20 giờ 30 phút, ngày 31-12-2019, sau hai ngày tranh tụng gay gắt.

Phiên tòa xét xử cựu sỹ quan, quân nhân chật kín người

Phiên tòa xét xử cựu sỹ quan, quân nhân chật kín người

Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trần Văn Đồng (cựu đại tá, cựu phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng miền Nam - Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô) 1 năm tù giam về tội "Giả mạo trong công tác", 8 năm tù về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả". Tổng hình phạt bị cáo chấp hành là 9 năm tù. 

HĐXX phạt Lê Quang Hiếu Hùng (thạc sĩ, cựu công nhân viên quốc phòng) 12 năm tù về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả". Cùng phạm tội danh trên hoặc tội "Sản xuất hàng giả", 14 bị cáo khác (đa phần là chủ doanh nghiệp hoặc cựu quân nhân) lãnh lần lượt từ 5 – 11 năm tù.

Tòa án Quân sự Quân khu 7 nhận định trong thời gian làm lãnh đạo, Trần Văn Đồng làm giả bản sao quyết định nâng bậc lương và phiên quân hàm thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp cho Lê Quang Hiếu Hùng. Sau đó, Đồng giao Hùng phụ trách kinh doanh xăng dầu. Nhờ đó, Hùng có điều kiện lôi kéo những bị cáo khác, thiết lập đường dây pha chế xăng giả, làm giả hồ sơ hợp thức hóa số hàng giả trên rồi bán ra thị trường. Các đối tượng tuồn ra thi trường khoảng 54 triệu lít xăng giả, trục lợi khoảng 962 tỉ đồng. 

Tại tòa, bị cáo Đồng không thừa nhận hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Đồng thời, nhiều bị cáo khăng khăng bản thân không phạm tội như nội dung truy tố; họ làm theo chỉ đạo, tin tưởng người khác, không nhận thức rõ đó là hành vi sản xuất xăng giả... Luật sư bào chữa bày tỏ băn khoăn và đưa ra nhiều lập luận phản bác VKS.

Dù vậy, người thừa hành công tố đưa ra lý lẽ đáp trả từng bị cáo, từng luật sư. Diễn biến tranh tụng khiến phiên tòa căng thẳng, kéo dài hơn thời gian dự kiến ban đầu. Sau khi HĐXX tuyên án, nhiều người dự tòa "sốc" trước mức án một số bị cáo phải chịu.

2. Phiên tòa sơ thẩm xét xử cựu CSGT thuê giang hồ đánh chết người tại TP HCM vào đầu năm 2019 diễn ra trong hai ngày với diễn biến căng thẳng.

Các bị cáo trong vụ án cựu CSGT thuê giang hồ đánh người nghe tòa tuyên án

Các bị cáo trong vụ án cựu CSGT thuê giang hồ đánh người nghe tòa tuyên án

VKSND TP HCM truy tố tội danh "Cố ý gây thương tích" đối với 5 bị cáo, gồm: Phạm Sỹ Hoài Như (cựu thượng úy CSGT – Công an quận Tân Bình, TP HCM), Nguyễn Minh Chung, Phạm Thanh Kim Hạnh, Trần Đức Vững, Ngô Thành Vương. Những bị cáo trên gây ra cái chết cho ông Nguyễn Văn Chín (45 tuổi) trong đêm 25-6-2014. 

Trong đó, Phạm Sỹ Hoài Như đóng vai trò chủ mưu khi điện thoại nhờ Nguyễn Minh Chung đến nơi đang làm việc; từ đó dẫn đến vụ xô xát làm chết người. Dù vậy, bị cáo Như một mực kêu oan và tranh cãi đến cùng trước tòa. Bị cáo Như nói rằng bị cáo điện thoại nhờ Chung đến đưa ông Chín về nhà, chứ không nhờ Chung đánh dằn mặt. 

Vì vậy, bị cáo chỉ đóng vai trò đồng phạm chứ không là chủ mưu. Bị cáo này một mực phủ nhận việc hứa hẹn đưa tiền cho những đồng phạm khác sau khi vụ án xảy ra. Những bị cáo còn lại đều khai Như không yêu cầu đánh nạn nhân, không hứa hẹn về tiền bạc – trái với lời khai trong quá trình điều tra trước đó.

Song, HĐXX nhận định cơ quan pháp luật đủ căn cứ kết tội. Từ đó, tòa án phạt Phạm Sỹ Hoài Như và Nguyễn Minh Chung (SN 1991) mỗi bị cáo 12 năm tù; Ngô Thành Vương (SN 1996) 9 năm tù; Trần Đức Vững (SN 1996) 11 năm tù, Phạm Thanh Kim Hạnh (SN 1997) lãnh 5 năm tù giam.

3. Những "lùm xùm" xung quanh vụ án ly hôn giữa ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ với bà Lê Hoàng Diệp Thảo chưa bao giờ hết "nóng".

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến tham dự phiên tòa ly hôn

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đến tham dự phiên tòa ly hôn

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đệ đơn ly hôn nhưng sau đó lại mong sum họp. Tại tòa, bà Thảo đề nghị HĐXX xem xét năng lực hành vi dân sự của ông Vũ. Đáp lại, ông Vũ đưa ra lập luận bản thân hoàn toàn bình thường. 

Hai người đối kháng quyết liệt khi phân chia tài sản; trong đó có quyền điều hành Tập đoàn cà phê Trung Nguyên. Đó là diễn biến tại tòa sơ thẩm sau nhiều lần hòa giải không thành, tạm hoãn xét xử chờ hai bên bổ sung chứng cứ. 

Do xét xử kín nên tòa phúc thẩm không hé lộ diễn biến suốt quá trình xét xử. Tuy nhiên, trước và trong thời gian HĐXX làm việc, bà Thảo ra sức "cầu cứu" truyền thông. Tương tự, ông Vũ không ngần ngại lên tiếng bảo vệ suy nghĩ của mình.

Cuối cùng, TAND Cấp cao tại TP HCM xác định khối tài sản chung hai đương sự sở hữu (trừ bất động sản) là 7.502 tỉ đồng. HĐXX phân xử ông Vũ sở hữu 60%, tương đương 4.501 tỉ đồng, bà Thảo sở hữu số còn lại, khoảng 3.001 tỉ đồng. 

Về quyền điều hành Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, cấp phúc thẩm giao về ông Vũ. Như bản án sơ thẩm, bà Thảo chịu trách nhiệm nuôi con.

Đến nay, mỗi khi nhắc đến "giai thoại" ly hôn giữa ông chủ thương hiệu Trung Nguyên và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, nhiều người vẫn chưa hết tranh cãi, tò mò.

Nguồn: [Link nguồn]

Phiên tòa đầy ám ảnh của những người con có bố sát hại mẹ

“Bố nhớ cải tạo tốt, chúng con sẽ chờ” là câu nhắn nhủ của các con trước khi bị cáo Lê Hải Châu bị áp giải vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Di Lâm ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN