Gã thợ giày máu lạnh (Kỳ cuối)
Theo các chuyên gia, vấn đề tâm lý không ảnh hưởng đến việc gây án của Kallinger. Phản ứng kì quặc của hắn tại tòa chỉ hòng thoát tội.
Phiên tòa xét xử Kallinger được mở công khai. Rất nhiều bằng chứng được đưa ra trước tòa, đủ để khẳng định Kallinger là hung thủ gây nên những vụ trộm cắp, hiếp dâm. Phía luật sư chỉ có thể biện minh cho những hành động phạm pháp của Kallinger là do hắn không bình thường về tâm lý.
Đoàn bồi thẩm đã mất hơn một giờ đồng hồ để đưa ra phán quyết liệu là Kallinger có phải chịu tội hay không. Theo họ, vấn đề tâm lý không ảnh hưởng đến việc gây án của Kallinger, tại phiên tòa, phản ứng của hắn chủ yếu nhằm thoát tội.
Phía luật sư của Kallinger có 7 ngày để kháng cáo.
Luật sư Malcolm Berkowizt cũng thừa nhận những bằng chứng buộc tội Kallinger là đúng và đáng tin cậy, Kallinger phải chịu tội. Tuy nhiên, theo luật sư Berkowizt, cần xem xét hoàn cảnh gia đình của Kallinger trước khi định tội hắn. Cái chết của cậu con trai một năm trước, mẹ hắn qua đời hai tuần sau khi hắn bị bắt, con gái xác định mắc bệnh hiểm nghèo…tất cả những điều này đã khiến Kallinger bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý.
Luật sư Berkowizt đề nghị phía quan tòa “thương xót” Kallinger.
Ngôi nhà của Edwinna Romaine
Đoàn bồi thẩm cho rằng Kallinger là một người độc ác, không chỉ độc ác trong cách ra tay với những nạn nhân, hắn còn lôi kéo cậu con trai mới 12 tuổi của mình vào tội ác. Kallinger bị coi là một kẻ bạo lực và nguy hiểm, bản án dành cho hắn có thể từ 30 đến 80 năm tù giam.
Kallinger đã từ chối nói điều cuối cùng trước khi nhận bản án. Mọi thủ tục cho việc dẫn độ Kallinger đến New Jersey xét xử về tội giết người đã được chuẩn bị.
Trong thời gian chờ bị dẫn độ, Kallinger đã có những hành động kì quặc hơn nữa như muốn chứng minh hắn thực sự có vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, những việc làm của hắn được giám sát hằng ngày bởi các bác sĩ tâm thần, họ kết luận Kallinger đã cố làm vậy.
Paul Giblin sẽ là luật sư của Kallinger tại phiên tòa ở New Jersey. Ginlin đã mời Tiến sĩ Irwin Perrs từ trường đại học Y Rutgers đến để xác định lại tình trạng tâm lý của Kallinger.
Sau hơn 14 tiếng nói chuyện với Kalllinger, Tiến sĩ Irwin Perrs kết luận Kallinger bị tâm thần phân liệt.
Tuy nhiên, Perrs cũng thừa nhận một số hành vi của Kallinger thể hiện không phải là kết quả của chứng rối loạn tâm thần, “nhiều hành vi như trò chơi”.
Theo Perrs, Kallinger tỏ ra thích thú khi những người trò chuyện với hắn lúng túng.
Trong khi đợi phiên tòa xét xử về tội giết người, Kallinger đã gửi thư cho Giáo sư Flora Chreiber, hiện đang là giảng viên tiếng Anh, đồng thời là người phát ngôn của sở tư pháp Manhattan.
Mặc dù Flora là giáo viên tiếng Anh, và không có kỹ năng trong việc phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến chứng rối loạn tâm thần, nhưng bà đã có một cuốn sách nhắc nhiều đến vấn đề này.
Mục đích của Kallinger và luật sư Giblin là “nhờ” Flora tuyên truyền thông tin bệnh tình của hắn cho truyền thông.
Kallinger được đưa ra xét xử tại Hackensack, New Jersey ngày 13/9/1976 cho tội danh giết Maria Fasching, và tham gia môt số vụ trộm cắp, hành hung…
Phải mất 9 ngày đế lựa chọn đoàn bồi thẩm trước khi phiên tòa bắt đầu. Kallinger vẫn một mực không nhận tội.
Ngày 13/10, sau hơn hai giờ bàn bạc căng thẳng, đoàn bồi thẩm đã tuyên Kallinger có tội. Ngày hôm sau, tòa tuyên án chung thân không khả năng phóng thích đối với hắn.
Một số thông tin cho biết năm 1977, Kallinger đã đốt phòng giam của mình, sau đó được chuyển đến bệnh viện tâm thần ở Trenton và được theo dõi 3 tuần tại đây.
Kallinger bị chuyển đến bệnh viện hình sự ở Waymart, Pennsylvania. Tại đây, hắn đã cố gắng phóng hỏa đốt phòng giam của mình nhiều lần.
Trong suốt những năm chịu án tại các nhà tù, Kallinger đã làm thơ và sữa chữa những đôi giày của nhân viên nhà tù. Năm 1966, Kallinger chết do một cơn động kinh.