'Em gái Deepfake' vay 500 triệu đồng để chữa bệnh và màn thoát 'bẫy lừa' ngoạn mục của cụ bà 67 tuổi

Sau khi nhận cuộc gọi video từ người "em gái" đang định cư bên Đức, cụ bà 67 tuổi liền mang số tiền 500 triệu đồng ra ngân hàng gửi. Nạn nhân không ngờ đã sa "bẫy” lừa của tội phạm sử dụng công nghệ Deepfake…

Kịp thời phong tỏa giao dịch “lừa”

Công an phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội vừa phối hợp cùng một ngân hàng trên địa bàn, kịp thời phong tỏa số tiền 500 triệu đồng, giúp nạn nhân 67 tuổi tuổi thoát “bẫy lừa” của tội phạm công nghệ cao.

Bà T. tường trình lại sự việc ở CAP Kim Giang

Bà T. tường trình lại sự việc ở CAP Kim Giang

Theo đó, khoảng 22h ngày 21-5, bà N.T.T., 67 tuổi, trú tại phường Kim Giang, nhận được 1 cuộc gọi video từ tài khoản mạng xã hội Facebook của em gái, hiện đang sinh sống tại Công hòa liên bang Đức. Trong cuộc gọi video có hiện lên khuôn mặt và giọng nói đúng là em gem gái bà T.

Tuy nhiên, chỉ nói được vài câu thì cuộc gọi bị ngắt. Ngay sau đó, “em gái” bà T. nhắn tin nói do mạng yếu nên không nói chuyện được, và hỏi vay số tiền 500 triệu đồng để chữa bệnh cho con.

Không nghi ngờ gì, sáng 22-5, nạn nhân đã đến ngân hàng chuyển số tiền 500 triệu đồng vào tài khoản mà “em gái” cung cấp. Giao dịch xong, bà T. gọi điện thoại để thông báo thì phát hiện thuê bao không liên lạc được. Linh tính mách bảo, nghi ngờ bị lừa đảo nên bà T. đã nhanh chóng đến Công an phường Kim Giang trình báo.

Ngay khi nhận được tin báo, Ban chỉ huy Công an phường Kim Giang một mặt chỉ đạo tổ công tác đến ngân hàng cách đó hơn 500m, nơi nạn nhân đã chuyển tiền, phối hợp với ngân hàng phong tỏa tài khoản, chặn giao dịch, mặt khác triển khai biện pháp nghiệp vụ điều tra.

“Ngay khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi xác định nạn nhân đã “sập bẫy” lừa của tội phạm. Phải hành động gấp! Tôi cùng cán bộ chiến sĩ Công an phường đến ngay ngân hàng, với hy vọng kịp thời ngăn chặn, không để tội phạm kịp rút số tiền trên. Rất may, phía ngân hàng cũng đã phối hợp nên số tiền được bảo toàn” - Trung tá Lê Anh Tuấn, Trưởng Công an phường Kim Giang nhớ lại.

Về phía nạn nhân, bà N.T.T. sau khi thoát “bẫy lừa” của tội phạm chia sẻ: “Lúc đầu tôi hoàn toàn không nghĩ đến việc mình bị lừa đảo gì cả. Khi đến ngân hàng chuyển tuyền, nhân viên phòng giao dịch cũng hỏi rất kỹ các thông tin để loại trừ trường hợp tôi bị lừa. Họ khuyên tôi hãy gọi điện cho em gái để chắc chắn nhưng tôi nghĩ đã gọi video như vậy thì không thể là lừa đảo được, nên vẫn quyết định gửi tiền xong sẽ gọi lại”.

Bà T. cũng nói thêm, trước đó đã được Công an phường tuyên truyền nhiều về thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, nhưng trong một thời khắc nào đó lại quên mất. “Khi thấy các chú Công an chạy bộ ra ngân hàng sau khi nhận trình báo của người dân, tôi rất xúc động. Các chú rất nhiệt tình nên mới lấy lại được số tiền 500 triệu đồng cho tôi…” - Nạn nhân bày tỏ.

Bà N.T.T. là một trong số ít những trường hợp “sập bẫy” lừa của tội phạm nhưng may mắn giữ được tiền, nhờ sự tỉnh táo và đặc biệt là sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của cán bộ chiến sĩ Công an phường Kim Giang.

Cảnh giác với tội phạm lừa đảo Deepfake

Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn phường Kim Giang xảy ra 4 trường hợp người dân bị tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Các trường hợp này đều được lực lượng Công an phường ngăn chặn kịp thời, chưa để xảy ra mất tiền.

Để kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với loại tội phạm này, thời gian qua, Công an phường Kim Giang quán triệt thực hiện quyết liệt các yêu của của Ban chỉ huy Công an quận Thanh Xuân, tập trung làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm bắt tình hình dịa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tội phạm công nghệ cao đến từng khu phố, từng hộ gia đình.

“Chúng tôi tham mưu cho Đảng ủy, UBND phường tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến từng hộ dân, các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao. Đặc biệt, phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên giao dịch nhận diện các biểu hiện của khách hàng, nhất là với người lớn tuổi. Trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu bị lừa đảo, lập tức báo cơ quan Công an điều tra, ngăn chặn hoạt động của tội phạm, bảo toàn tài sản cho người dân” - Trung tá Lê Anh Tuấn thông tin.

Deepfake là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra sản phẩm âm thanh, hình ảnh làm giả người ngoài đời thực… Nắm bắt được điều này, tội phạm đã lợi dụng để hoạt động phạm tội, lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nhân nhân mà đa số là người lớn tuổi, hoặc người ít tiếp xúc với công nghệ.

Thời gian tới, Công an phường Kim Giang sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Thanh Xuân và Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - CATP Hà Nội thường xuyên cập nhật các thủ đoạn của tội phạm lừa đảo công nghệ cao, từ đó đề ra các biện pháp, giải pháp đấu tranh, phòng ngừa với loại tội phạm này, giữ gìn sự bình yên cuộc sống của nhân dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiêu lừa cực tinh vi: Làm giả CCCD, xin cấp lại sim của người khác rồi rút tiền ngân hàng ngon ơ

Một đối tượng tuồn thông tin về tài khoản ngân hàng, một chủ đại lý nhà mạng cung cấp ảnh hai mặt CMND... đã giúp các bị can chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Hà ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN