Đoàn xe đưa ông Đinh La Thăng và đồng phạm tới tòa phúc thẩm

TAND Cấp cao bắt đầu mở phiên tòa phúc thẩm xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 13 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do các bị cáo này đã kháng cáo bản án sơ thẩm.

Đoàn xe đưa các bị cáo tới tòa

Sáng nay 7-5, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo đơn kháng cáo của ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên (HĐQT/HĐTV) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), cùng 14 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản, xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Đoàn xe đưa ông Đinh La Thăng và đồng phạm tới tòa phúc thẩm - 1

Đoàn xe đưa ông Đinh La Thăng và đồng phạm tới tòa phúc thẩm - 2

Đoàn xe đưa ông Đinh La Thăng và đồng phạm tới tòa phúc thẩm - 3

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, ngay từ sáng sớm 7-5, tại đoạn đường ngắn dẫn vào TAND Cấp Cao, lực lượng an ninh được bảo vệ nghiêm ngặt. Người nhà của các bị cáo đã đến trước trụ sở tòa từ rất sớm song lực lượng an ninh chưa cho vào.

Đúng 7 giờ sáng cùng ngày, 7 chiếc xe chở phạm nhân chạy thẳng vào trong toà. Đến thời điểm 7 giờ 30, phóng viên vẫn chưa được vào trong để tác nghiệp.

Đoàn xe đưa ông Đinh La Thăng và đồng phạm tới tòa phúc thẩm - 4

Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: TTXVN

Theo đó, chủ tọa phiên phúc thẩm là ông Nguyễn Văn Sơn cùng 2 thẩm phán. Phiên tòa dự kiến có gần 30 luật sư tham gia và kéo dài 10 ngày.

Sau phiên sơ thẩm vào tháng 1-2018, 15 bị cáo gửi đơn kháng cáo đến cấp phúc thẩm, đa phần xin giảm nhẹ hình phạt. Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh kêu oan toàn bộ kết luận của tòa sơ thẩm và mong TAND Cấp cao xem xét lại tội danh, mức án.

Ông Đinh La Thăng kháng cáo, cho rằng án sơ thẩm quá nghiêm khắc, HĐXX chưa đánh giá phù hợp vai trò, trách nhiệm của bản thân trong vụ án xảy ra tại PVN. Kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, dẫn đến việc HĐXX đánh giá về vai trò, trách nhiệm của bị cáo chưa phù hợp, chưa công bằng và quyết định mức hình phạt quá nghiêm khắc.

Ngoài 15 bị cáo, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác cũng có đơn về phần dân sự. Trong đó, con trai bị cáo Trịnh Xuân Thanh đưa đơn đề nghị được trả lại tài sản như: biệt thự và ô tô…

Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), bị phạt 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội Tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân. 20 bị cáo khác nhận các bản án từ 30 tháng tù treo đến 22 năm tù giam.

Theo bản án sơ thẩm, đây là vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng các bị cáo đều giữ vị trí chủ chốt trong tập đoàn kinh tế nhà nước và khi được giao dự án mang tầm quan trọng chiến lược của nhà nước đã lợi dụng vị trí đặc thù để gây sai phạm. Hành vi của các bị cáo làm chậm tiến độ, gây đội vốn hàng nghàn tỉ đồng ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Theo đó, bị cáo Đinh La Thăng biết rõ PVC không đủ năng lực nhưng vẫn chỉ định PVC tổng thầu thực hiện dự án. Hành vi của bị cáo vi phạm quy định pháp luật, vi phạm luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng ra chủ trương, chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỉ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau. Riêng bị cáo này chiếm đoạt 4 tỉ đồng.

Những con số gắn liền với ông Đinh La Thăng qua hai vụ đại án

Ngày 29/3, TAND TP.Hà Nội đã tuyên bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) 18 năm tù vì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ng.Hưởng (Người lao động)
Ông Đinh La Thăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN