Bác sỹ sát hại 260 bệnh nhân (Kỳ 1)

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 5Kỳ mới nhất

Một bác sỹ gây ra cái chết cho 260 người. Một điều tưởng như chỉ có trên phim ảnh. Nhưng cảnh sát Manchester, Anh đã thực sự chứng kiến thảm kịch đó.

Giới thiệu

Trong lịch sử thế giới, có một bác sỹ được coi là giết nhiều sinh mạng nhất. Bệnh nhân của bác sỹ “ác quỷ” này phần lớn là những người cao tuổi, ở một mình và dễ bị tấn công. Họ rất tin tưởng và yêu quý bác sỹ của mình. Tên của hắn là Harold Fred Shipman.

Thậm chí khi bệnh tình ngày càng trầm trọng, những nạn nhân xấu số này vẫn trung thành với “sát thủ” mặc áo blu trắng này.

Những nạn nhân vô tội này khi tử vong vẫn không nghi ngờ rằng kẻ gây ra cái chết cho họ lại chính là người chữa trị cho mình.

Một bác sỹ gây ra cái chết cho 260 người. Một điều tưởng như chỉ có trên phim ảnh. Nhưng cảnh sát Manchester, Anh đã thực sự chứng kiến thảm kịch đó.

Tội ác này thực sự bắt đầu được phanh phui khi bà vợ của ngài cựu thị trưởng thành phố, bà Hyde, 81 tuổi, chết một cách bất thường. Từ cái chết này, cảnh sát đã đặt nghi vấn về nguyên nhân cái chết của 400 người khác. Nếu cảnh sát chứng minh được cái chết của những người này là do Harold Shipman gây ra thì đây chính là kẻ giết người hàng loạt khủng khiếp nhất trên thế giới.

Trước Harold Shipman, lịch sử thế giới chứng kiến một kẻ giết người điên loạn là Pedro Lopez. Năm 1980, tên này bị tòa án tuyên đã giết 57 nạn nhân. Trong khi đó, Lopez bị cáo buộc là đã sát hại 300 bé gái ở Colombia nhưng chưa được chứng minh.

Harold Shipman, 55 tuổi, trước đó đã phải ngồi tù 15 năm tại nhà tù Frankland, quận Durham. Thay vì hối cải, hắn luôn luôn khẳng định mình vô tội.

Tại sao bí mật của kẻ được coi là đã sát hại hàng trăm người này được giữ kín quá lâu như vậy? Điều gì đã biến hắn trở thành một kẻ man rợ như ác quỷ? Câu trả lời dựa trên một câu chuyện bắt đầu từ hơn 50 năm trước, tại một ngôi nhà ở miền Bắc nước Anh.

Tuổi thơ của “ác quỷ”

Sinh ra trong một gia đình lao động vào ngày 14/6/1946, Harold Frederick Shipman (tên thường gọi là Fred hay Freddy), được biết tới là một đứa trẻ khác thường. Hắn luôn giữ khoảng cách với những người anh em và bạn bè. Chỉ duy một người mà Fred gần gũi, đó là mẹ mình, bà Vera. Sự gần gũi gắn bó đó ngày càng được thể hiện trong những năm sau này.

Một người hàng xóm của gia đình nói: “Bà Vera rất thân thiện nhưng lại luôn coi gia đình cô ấy cao quý hơn chúng tôi. Đặc biệt là bà ta luôn coi trọng Harold Fred vì đó là đứa con có nhiều hứa hẹn nhất trong 3 đứa con”.

Vera quyết định những đứa trẻ nào có thể chơi với Harold. Và khi nào thì “đứa con cưng” được phép đi chơi. Bà muốn con mình phải nổi bật hơn so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Cậu bé Fred luôn phải đeo cà vạt trong khi những đứa trẻ khác thường mặc những bộ quần áo dân dã và thoải mái nhất. Chị cả của Fred là Pauline và em của hắn là Clive, ít hơn anh 4 tuổi. Nhưng trong mắt người mẹ, Harold là đứa mà bà đặt nhiều hi vọng nhất.

Khi là học sinh, Fred khá sáng láng hơn so với những đồng môn. Tuy nhiên, những năm học sau đó, anh ta ngày học kém đi và trở thành một cậu học trò bình thường cho dù luôn nỗ lực phấn đấu để nổi trội. Sau một năm thất bại, Fred đã được nhận vào học một trường y khoa.

Tại đây, anh ta có cơ hội để trở thành thành viên của một nhóm chơi bóng đá và chạy bộ. Fred hi vọng rằng sự nổi trội hơn bạn bè sẽ giúp tạo nên một tình bạn ý nghĩa hơn với mọi người. Tuy nhiên, có một điều gì đó luôn ngăn cách Fred với bạn bè.

Trong thời gian này, người mẹ yêu dấu của Fred bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Trong những ngày mẹ đau ốm, Fred ra sức chăm sóc với nỗ lực hết mình.

Chứng kiến cái chết của mẹ

Có nhiều điều ảnh hưởng tới lối đối xử của Harod Fred Shipman với những ngày tháng cuối cùng của mẹ. Mỗi ngày sau giờ học, Fred vội vã trở về nhà, pha trà cho mẹ uống và nói chuyện với bà. Những đề tài nói chuyện có lẽ xung quanh tới việc học của anh ta ở trường trong ngày hôm đó. Bà mẹ tìm được sự khuây khỏa rất lớn từ sự chăm sóc và gắn bó của cậu con trai.

Về phần mình, dường như Fred tìm được niềm vui và sự thích thú khi kiên nhẫn chăm sóc người bệnh. Đó chính là yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới Fred sau này. Chính những ngày tháng chăm sóc mẹ đã cung cấp cho Fred những kinh nghiệm cần thiết để sau này trở thành một người bác sỹ được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và quý mến.

Trong khi đó, Fred từng ngày phải chứng kiến sự suy sụp của mẹ. Những sự đau đớn về thể xác do bệnh ung thư gây ra cho bà Vera khiến cả gia đình đau khổ.

Theo các nhà tâm lý học sau này, có thể những giây phút chứng khiến mẹ bớt đau đớn sau khi được bác sỹ tiêm mooc-phin đã ám ảnh Fred rất nhiều. Tháng 6/1963, bà Vera qua đời.

Cái chết của người mẹ đã để lại trong lòng Fred nỗi đau quá lớn. Sau tất cả, chính bà Vera là người khiến anh ta cảm thấy mình là người đặc biệt và cũng là người khiến anh ta muốn “cho bệnh nhân tìm được sự giải thoát, bớt đau đớn nhờ mooc-phin” như lời anh ta khai sau này.

Cảnh tiêm mooc-phin để giải thoát bệnh nhân khỏi cơn đau vật vã này sẽ được Fred lặp lại hàng trăm lần sau này.

Và khi anh ta làm điều đó, anh ta không còn cảm giác thương xót hay cảm xúc gì đối với sinh mạng con người nữa.

Điều gì đã biến Fred từ một sinh viên y khoa trở thành kẻ giết người hàng loạt? Mời các bạn đón đọc Bác sỹ sát hại 260 bệnh nhân (Kỳ 2) vào SÁNG SỚM ngày 5/12/2013.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 5Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Tân (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Bác sỹ sát hại 260 bệnh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN