Vì sao người Hà Nội đổ xô lên phố cổ ăn bún riêu đầu năm?

Từ mùng 1 Tết, nhiều người đã bắt đầu rủ nhau ghé đến các hàng bún mở sớm để thưởng thức, thay đổi khẩu vị nhân dịp đầu năm mới. Ăn bún riêu sẽ mang lại may mắn đầu năm?

Bún riêu đắt khách ngày đầu năm

Hà Nội ngày mùng 1 Tết, trái ngược với vẻ vắng lặng, khung cảnh bình yên ở những con phố, tuyến đường thì nhiều hàng quán nhỏ được bày bán trên vỉa hè vẫn tấp nập người ăn. 

Có thể nói, đi ăn những món nước đặc biệt là bún riêu đã trở thành thói quen của người dân Hà Nội trong những ngày đầu tiên của năm mới.

Chẳng cần phải địa chỉ quen thuộc, hay những quán ăn nổi tiếng, chỉ cần thấy biển hiệu bún riêu, bún ốc, hay bánh đa cua hay ốc nóng treo ở góc phố là đã thấy tấp nập người ăn.

Chẳng cần phải địa chỉ quen thuộc, hay những quán ăn nổi tiếng, chỉ cần thấy biển hiệu bún riêu, bún ốc, hay bánh đa cua hay ốc nóng treo ở góc phố là đã thấy tấp nập người ăn.

Những quán ăn này mở cửa từ sớm chủ yếu để phục vụ thực khách đi vãn cảnh, nhưng cũng rất tinh tế và mang phong vị ngày xuân Hà Nội những năm gần đây.

Những quán ăn này mở cửa từ sớm chủ yếu để phục vụ thực khách đi vãn cảnh, nhưng cũng rất tinh tế và mang phong vị ngày xuân Hà Nội những năm gần đây.

Có thể nói những hàng ăn này trở thành địa điểm "siêu hot" vào những ngày Tết

Có thể nói những hàng ăn này trở thành địa điểm "siêu hot" vào những ngày Tết

Ai ai cũng thèm vị chua cay đậm đà trong bát bún cùng với vị thanh mát của rau sống cũng làm cân bằng khẩu vị sau những món ăn "quen đến ngán" đặc trưng mùa Tết. Bởi vậy mà trên các con phố cổ, không khí người bán kẻ ăn đã tấp nập khi khách nhộn nhịp ra vào và giá cũng đắt hơn ngày thường.

Ai ai cũng thèm vị chua cay đậm đà trong bát bún cùng với vị thanh mát của rau sống cũng làm cân bằng khẩu vị sau những món ăn "quen đến ngán" đặc trưng mùa Tết. Bởi vậy mà trên các con phố cổ, không khí người bán kẻ ăn đã tấp nập khi khách nhộn nhịp ra vào và giá cũng đắt hơn ngày thường.

Ký ức đẹp về bát bún riêu cua đầu năm mới

Trong ký ức của chị Thanh Hương (Hàng Bài, Hà Nội), cái tục (thèm) ăn bún riêu vào ngày Tết đã có từ lâu lắm. "Quãng những năm cuối thập niên 1980, cứ Tết đến, cha tôi lại mở một quầy ảnh trong công viên Lê Nin. 

Ông mời thêm chừng chục bạn nghề cộng tác cho tiệm ảnh thời vụ vì công việc trong vòng nửa tháng Tết làm không xuể. Hồi ấy tôi mới chừng mươi tuổi, ngày nào cũng lấy công viên làm nhà, món ăn chính đương nhiên là bún riêu. Dễ có đến cả chục gánh bún riêu", chị Hương bồi hồi nhớ lại.

Vì sao người Hà Nội đổ xô lên phố cổ ăn bún riêu đầu năm? - 5

Vì sao người Hà Nội đổ xô lên phố cổ ăn bún riêu đầu năm? - 6

Như nhiều người con Hà Nội khác, trong ký ức chị Hương: "Cua ngày Tết thì đắt, gạch cua có lẽ được làm từ trước Tết đã lâu, rồi ủ tủ lạnh, khi bán lấy ra độn với đậu phụ. Nước dùng chủ yếu được ngon lên bởi cà chua, chứ ngay cả xương lợn cũng phải tiết kiệm. 

Khách ăn bát bún loãng toẹt ấy, lèo tèo vài cọng, mắm tôm nêm thơm lựng, ớt chưng xắt quánh thành miếng, cà chua ối đỏ và chao ôi là thả sức thoả cơn thèm rau, những cọng xà lách, kinh giới, tía tô, thái chỉ, rồi rau muống chẻ và rau chuối thái rối.

Khách xuýt xoa, khách xì xụp, húp đến sạch bát nước dùng cay xé lưỡi, thấy rõ ngon hơn món canh măng, bóng xào và giò thủ. Bún riêu hầu không mấy chất, trời lại lạnh giá nên mau tiêu. Có ngày trực quanh quầy ảnh công viên của cha, tôi chén đến 7 bát bún riêu thay cơm".

Bún riêu Hà Nội có mùi vị rất riêng.

Bún riêu Hà Nội có mùi vị rất riêng.

Anh Trần Hùng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng bồi hồi nhớ lại: "Gần 30 năm sau, vẫn cứ nhớ hoài món bún riêu ngày Tết, nên năm nào đầu Giêng cũng phải thực hiện cái “nghi lễ ẩm thực” quen thuộc ấy. Hàng bún riêu vỉa hè ngày Tết nhiều vô số kể, nồi nước dùng cũng loãng tọet như gánh bún trong công viên năm nào mà khách vẫn đông.

Người ta sợ thịt, thèm rau, thèm chút nước dùng nhiều gia vị, nóng hổi bên ngoài mà mát mẻ trong tì, vị. Tuy nhiên tôi vẫn cứ cố chạy xe một quãng cách nhà 10 cây số để tìm về hàng bún riêu quen thuộc giữa phố Yết Kiêu. Tôi là khách ăn sáng quen của bà hàng từ năm còn học lớp tám và coi đó là tiệm bún riêu ngon nhất Hà Nội".

Trong mắt những người con Hà Nội, bát bún riêu ngày ấy có nước dùng trong veo, luôn đậm đà và óng vàng gạch cua, thịt cua chắc, ngậy, không độn đậu phụ. Với họ, đó là bún riêu nguyên bản, vì không kèm theo lủng củng thịt bò bắp, thăn lợn tái, giò tai, đậu phụ rán, quẩy, trứng gà chần mà vẫn không thể đừng nuốt nước miếng. 

May mắn với bún riêu ngày Tết

Trong những năm gần đây, ở Hà Nội và một số thành phố lớn, món bún riêu được nhiều người ưa thích, thậm chí nhiều quán còn “cháy hàng” vào những ngày đầu năm, sau Tết âm lịch bởi số lượng thực khách chọn ăn bún riêu quá nhiều.

Không ít người đã đặt ra câu hỏi: Ăn bún riêu đầu năm sẽ gặp may mắn? Hay bún ăn bún riêu đầu năm là một phong tục, một nét văn hóa Hà thành đã có từ trước?

Trên thực tế lại không phải như vậy. Ăn bún riêu đầu năm không phải vì may mắn và cũng không phải vì phong tục mà đơn giản là xuất phát từ chính nhu cầu ẩm thực, từ đòi hỏi của vị giác và cơ thể.

Trong những ngày Tết, khi mà những món ăn có chứa chất đạm, chất béo, chất giàu protein như thịt, cá đã quá nhiều thì cơ thể sẽ không còn nhu cầu hấp thụ nữa. Lúc này, rau xanh và bát bún riêu được xem là món “giải đạm, giải béo” và “điều hòa” chất cho cơ thể.

Vì sao người Hà Nội đổ xô lên phố cổ ăn bún riêu đầu năm? - 8

Chia sẻ trên Kiến Thức, Tiến sĩ Vũ Thế Long (ủy viên BCH Hiệp hội UNESCO Hà Nội, Thư ký Hội Ẩm thực Hà Nội), người đã có nhiều năm tìm hiểu và viết về các món ăn ở Hà Nội cho rằng bún riêu là một món ăn “rất riêng” trong văn hóa ẩm thực của người Việt mà nhiều nơi khác không có được. 

“Khởi nguồn của bún riêu chính là ở các vùng quê dân dã, sau đó mới đến thành thị. Một đặc điểm nổi bật của các món được gọi bằng “riêu” thường có vị chua. Và nếu như phở, cháo hay những món ăn khác chỉ có thể ăn vào những không gian hay thời điểm nhất định nào đó thì món bún riêu lại có thể ăn quanh năm, mùa đông cũng như mùa hè, ăn sáng cũng như ăn tối”, TS Vũ Thế Long nói.

Theo TS Vũ Thế Long, bún riêu chính là món ăn hội tụ được sự tinh tế trong ẩm thực của người Việt, phù hợp với cách ăn, lối ăn và cả thực tế của lối sống sinh hoạt của người Việt trước kia: “Nếu ta nghiên cứu kỹ một chút sẽ nhận thấy hầu hết các món bún riêu từ cua, cá,… đều có một chung một đặc điểm là nguyên liệu lẫn gia vị đều có ‘nguồn gốc dân dã’ và dễ tìm như cua, cá, thì là, cà chua, hành, mẻ,… Đó là những thứ đặc trưng cho văn hóa nông nghiệp lúa nước, gắn với người nông dân”.

“Hãy tưởng tượng ra một người nông dân sáng đồng đi làm, trưa về thì tranh thủ bắt thêm con cua, con cá, về đến nhà họ ra vườn hái thêm một chút rau quả sẵn có như thì là, chanh, ớt, cà chua, rau thơm,… và mẻ thì đã sẵn có trong nhà, những thứ ‘bắt được ngoài tự nhiên’ và ‘những thứ sẵn có, dễ tìm’ đó hòa trộn với nhau sẽ thành ra món riêu (canh riêu, bún riêu).

Xét trên một góc độ nào đó, món bún riêu còn là món mang tính chất tận dụng và tiết kiệm được thời gian của người nông dân làm nông nghiệp xưa kia”, TS Vũ Thế Long giải thích.

Vì sao người Hà Nội đổ xô lên phố cổ ăn bún riêu đầu năm? - 9

Tiến sĩ Vũ Thế Long cho biết thêm: “Có nghiên cứu cho thấy ở một số nước ở Châu Phi như Zimbabwe, sau mỗi dịp lễ hội rất nhiều trẻ em bị chết do mắc bệnh hoại tử đường ruột. Khi tìm hiểu người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến trẻ em mắc bệnh hoại tử đường ruột chính là do ăn thịt quá nhiều trong dịp lễ hội.

Những người dân của khu vực này trong năm rất ít khi được ăn thịt, thực phẩm chủ yếu là khoai. Chính vì vậy, vào dịp lễ hội, khi lượng chất béo, chất đạm, chất protein tăng cao đột ngột, cơ thể đã không kịp thích ứng. Ngoài ra, thức ăn là thịt quá nhiều lại thiếu rau xanh (chất xơ) nên đã dẫn đến hoại tử đường ruột vì thức ăn không kịp tiêu hóa.

Ở một góc độ nào đấy, có thể thấy trong văn hóa ẩm thực người Việt xưa luôn luôn có sự hài hòa. Người Việt xưa ăn và uống rất khoa học, họ biết tự điều chỉnh. Cùng với một số món ăn khác như rau xanh, canh chua,… thì món riêu (trong đó có các loại bún riêu) được xem là món mang tính chất “giải độc” và “điều hòa”, giúp cho cơ thể cân bằng trở lại sau những ngày Tết”.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc sống của Doãn Hải My sau khi kết hôn với Đoàn Văn Hậu không có quá nhiều thay đổi, ngày càng đảm đang. Hết cắm hoa, trang trí cho căn nhà nhỏ, tiểu thư Hà thành cũng rất chăm về thăm bố mẹ chồng ở Thái Bình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN