Khi bị tai nạn trên đường, người dân cần lưu ý những gì?

TS. BS Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong các vụ tai nạn, người dân cần quan tâm nhiều nhất đến những mạch máu ở tay và cổ.

Khi bị tai nạn trên đường, người dân cần lưu ý những gì? - 1

Trong mỗi vụ tai nạn, người dân cần lưu ý đến mạch máu ở tay và cổ. 

Trong thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn thương tâm (tôn cứa cổ), khiến các nạn nhân chảy nhiều máu dẫn đến tử vong.

Ngày 26/9,TS. BS Dương Đức Hùng, người có bàn tay vàng trong mổ tim và có 20 năm kinh nghiệm trong xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu mạch máu cho biết, nếu có những kiến thức, sơ cứu kịp thời thì có thể cứu sống được nhiều người gặp nạn như vụ việc tôn cứa cổ xảy ra vừa qua.

“Các vụ tai nạn chủ yếu người dân cần phải quan tâm đến những mạch máu ở tay và cổ”, TS.Hùng lưu ý.

Bệnh nhân và những người giúp đỡ cần phải giữ bình tĩnh bởi theo TS Hùng, mỗi một người có 5 lít máu, mỗi một nhát quả tim bóp ra 60ml/1 phút, nhịp tim là 80. Do vậy mà chưa đến 1 phút đã hết máu. Vì thế, bệnh nhân nhất thiết phải phải được sơ cứu ngay tại chỗ bằng tất cả vật liệu cho đến khi máu không chảy thì chuyển cơ sở y tế gần nhất.

Khi bị vật sắc nhọn cứa vào mạch cổ, máu ra ngoài chảy, máu lên não cũng bị mất. chúng ta cần phải sơ cứu tại chỗ bằng bất cứ vật gì có được. Người trợ giúp có thể dùng những vật dụng ngay tại hiện trường hoặc gần nhất: Cành cây, bút bi, áo, … tất cả các vật liệu đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu bệnh nhân đủ tỉnh táo thì tự bịt vết thương bằng cách dùng tay bóp chặt mục đích không cho máu chảy, sau đó nhờ người trợ giúp.

"Như ở cánh tay, dùng băng gạc buộc chặt tay, rồi dùng một cành cây hoặc cây bút siết chặt để mạch máu không chảy ra. Băng bằng tất cả vật liệu chặt, đến khi máu không chảy thì cái garo đã chặt chuyển cơ sở y tế nào gần nhất thì đưa đến. Khi bị vào mạch cổ, máu ra ngoài chảy, máu lên não cũng bị mất. Đây là sơ cứu cần phải làm tại chỗ bằng bất cứ vật liệu nào mà chúng ta có được, bằng tất cả vật liệu để máu không chảy", TS. Hùng nói.

Theo Trưởng đơn vị tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, khi sơ cứu phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương.

Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có như gạc, khăn tay hay miếng vải rồi cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương, có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân.

“Cách đơn giản và thuận tiện nhất là cách băng ép choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân. Sau đó nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất”, TS.Hùng lưu ý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN