Clip "hiệp sĩ" lột mũ, cảnh cáo "ni cô tóc dài" trên phố

Sự kiện: Tin nóng Bình Dương

Thấy "ni cô" xin tiền trên phố, "hiệp sĩ" bước tới, lột mũ len và mọi người thấy mái tóc dài hiện ra.

Đến chiều 25-9, đã có hơn 4.800 người xem clip vạch mặt "ni cô" tóc dài đăng trên trang facebook cá nhân của "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải, thuộc Đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Trước đó, sáng 24-9, anh Hải và đồng đội phát hiện "ni cô" này cầm bình bát để "khất thực" xin tiền trên đường Phú Lợi, thuộc phường Phú Hòa.

Do biết trước đây là người giả dạng "ni cô" nên anh Hải tiếp cận, nói chuyện và bất ngờ lột chiếc mũ len mà "ni cô" đang đội để mọi người thấy người phụ nữ này hoàn toàn không phải là người xuất gia.

Clip cho thấy người phụ nữ này đã bó mái tóc của của mình một cách cẩn thận rồi đội mũ len lên để đi lừa đảo.

Clip "hiệp sĩ" lột mũ, cảnh cáo "ni cô tóc dài" trên phố - 1

Người giả dạng ni cô cười khi gặp lại "hiệp sĩ"

Clip "hiệp sĩ" lột mũ, cảnh cáo "ni cô tóc dài" trên phố - 2

"Hiệp sĩ" bất ngờ lột mũ "ni cô"

Clip "hiệp sĩ" lột mũ, cảnh cáo "ni cô tóc dài" trên phố - 3

Và thấy mái tóc được bó gọn gàng

Anh Nguyễn Thanh Hải cho biết mục đích anh đăng clip lên facebook là để mọi người biết được sự giả tạo của "ni cô" này và ngưng việc cho tiền. "Bà này bị tôi vạch mặt nhiều lần rồi. Bà ấy hứa không đi lừa nữa nhưng không giữ lời" - anh Hải nói.

Clip: Lột mũ "ni cô tóc dài"

Theo tìm hiểu của chúng tôi, người phụ nữ này là Nguyễn Thị Ngọc Hường, 37 tuổi, ngụ Bình Dương.

Hơn một năm trước, Ban trị sự Phật giáo TP. Thủ Dầu Một từng làm việc với bà Hường và yêu cầu bà chấm dứt việc giả dạng nhà sư để đi lừa tiền. Lúc đó, bà Hường khai mình đã ly dị chồng và đang nuôi con nhỏ. Mục đích đi "khất thực" là để "kiếm tiền mua sữa cho con".

Bà Hường kể mình ra đường thấy người ta khất thực dễ kiếm tiền quá nên bắt chước. Bà Hường khai mua áo nhà sư rồi lên khu Chợ Lớn, TP HCM mua bình bát hành nghề.

Hiện tượng giả sư đi lừa tiền đang lan tràn nhiều nơi. Riêng tại Bình Dương, sư giả thường xuyên đi vào các khu vực đông công nhân để lừa. Nhiều công nhân sẵn sàng nhịn bữa ăn sáng để có tiền cho các "nhà sư" này.

Thanh niên “bại liệt” lết đường bất ngờ đứng dậy khi thấy công an

Giữa trưa nắng, thanh niên bị “bại liệt” lê lết trên đường bán vé số nhưng khi thấy lực lượng chức năng đến kiểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Như Phú (Người lao động)
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN