Khi nào cần cho bé đi khám vì dậy thì sớm?

Dậy thì sớm là sự phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn tuổi bình thường. Đối với bé gái là dậy thì trước 8 tuổi, đối với bé trai là dậy thì trước 9 tuổi.

Theo BS Minh Hạnh, hiện nay ở nước ta, hiện tượng trẻ dậy thì sớm không còn là cá biệt. Dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cá biệt có những bé gái khoảng 8 tuổi hoặc bé hơn đã dậy thì với các dấu hiệu phát dục.

Khi nào cần cho bé đi khám vì dậy thì sớm? - 1

Người ta còn phân biệt dậy thì sớm trung ương hay gọi là dậy thì sớm thật; dậy thì sớm ngoại biên hay gọi là dậy thì sớm giả không phụ thuộc hormonee hướng sinh dục và dậy thì sớm một phần hay dậy thì sớm riêng lẻ. 

Nguyên nhân của dậy thì sớm: do bệnh hệ thần kinh trung ương; do tiếp xúc hormone sinh dục; do yếu tố gia đình; do tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh; nang buồng trứng; và tỷ lệ lớn không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng phổ biến của bệnh dậy thì sớm ở bé gái là: có nụ vú, quầng vú hơi nhô và hơi nở rộng, có vài lông, môi lớn to ra, hoặc có kinh nguyệt...

Trong giai đoạn này, bố mẹ cần hết sức quan tâm tới con cái, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu phát triển bất thường nào như ở bé trai: ăn khỏe, cơ bắp phát triển, hiếu động, nghịch bộ phận sinh dục; ở bé gái: núm vú to, thủ dâm... cần phải cho trẻ đi khám ngay.

Trẻ dậy thì trước 8 tuổi cần được kiểm tra kỹ bằng: Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp phát hiện hàm lượng hormone bất thường; chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm; chụp Xquang cổ tay giúp xác định tốc độ trưởng thành của xương...

Việc điều trị nhằm cải thiện chiều cao, ngưng trưởng thành sinh dục, giảm nguy cơ quan hệ sinh dục sớm và lạm dụng tình dục, phòng tránh những rối loạn tâm lý...

Việc phát hiện và điều trị sớm trước 5 tuổi cho các trẻ có “biểu hiện dậy thì sớm giả” có thể chữa khỏi được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo An Nhiên (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN