Tốc độ truyền tải email có bằng tốc độ ánh sáng?

Sự kiện: Internet

Tất nhiên không thể đạt "tốc độ sánh sáng" nhưng việc truyền tải email hiện nay có tốc độ đáng kinh ngạc.

Trong ngày hội công nghệ Connection Day 2016 hôm 10.11, đại diện CMC SI Saigon, IBM, Microsoft, Infosys, HPE, Dell, VMWare, HPI và hàng trăm chuyên gia công nghệ đã cùng nhau thảo luận về những xu hướng công nghệ hiện nay cũng như thách thức và lợi thế của “digital transformation” (chuyển đổi kỹ thuật số) đối với cuộc sống.

Tốc độ truyền tải email có bằng tốc độ ánh sáng? - 1

Các chuyên gia đến từ IBM, Microsoft, CMC SI Saigon,... đang chia sẻ tại hội thảo.

Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra những góc nhìn chuyên môn về thực tiễn của việc áp dụng công nghệ số vào kinh doanh tại Việt Nam, nhìn nhận các thách thức và xác định những cơ hội mang lại bởi chuyển đổi số.

Ông Đặng Thế Tài - TGĐ CMC SI Saigon đánh giá: “Chúng ta đang đứng ở đỉnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, mọi thứ đang thay đổi không phải theo cấp số cộng mà là cấp số nhân. Sự thay đổi đó là chuyển sang xu hướng kết nối vạn vật, kết nối giữa con người với máy tính, kết nối bằng công nghệ sinh học,... Trước kia chỉ là kết nối giữa máy với máy, còn bây giờ là cả máy với người và đặc biệt liên quan tới dữ liệu”.

Tuy nhiên, theo ông Tài, cuộc cách mạng khoa học công nghệ này không chỉ mang tới cơ hội mà còn nhiều thách thức.

Trong bài trình bày của mình, diễn giả Phạm Văn Trung đã so sánh dữ liệu số như một nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời chia sẻ những con số liên quan tới lượng dữ liệu đang truyền tải mỗi phút theo thời gian thực.

Theo đó, mỗi phút có hơn 200 triệu email được gửi đi, trên 4 triệu lệnh tìm kiếm trên Google, khoảng 48.000 lượt tải ứng dụng,... Ngoài ra, theo số liệu trong bài trình bày của ông Trung, hiện có hơn 1,1 tỉ trang web đang hoạt động ở khắp nơi trên thế giới.

“Khoảng năm 2000, một kết nối internet tốc độ 256Kbps có thể cung cấp được cho hàng ngàn khách hàng; còn hiện tại đã cao hơn nhiều, một hộ gia đình kéo một đường truyền internet tốc độ 16Mbps là bình thường. Chúng ta đã phát triển vượt bậc”, ông Trung đánh giá.

Tốc độ truyền tải email có bằng tốc độ ánh sáng? - 2

Những gì đang diễn ra mỗi phút trên internet.

Về lợi ích của internet trong việc truyền tải thông tin, ông Trung so sánh với tốc độ của ngựa, xe đạp và ô tô. Theo đó, nếu như ngựa chạy ở tốc độ 40 - 48km/h, đạp xe với tốc độ trung bình 30 - 60km/h, xe ô tô vận chuyển thư tín có tốc độ trung bình 120km/h, thì với dịch vụ email là khoảng 418 triệu km/h (chỉ thua 2,5 lần tốc độ ánh sáng - xấp xỉ 1.080 km/h).

Thực tế tốc độ truyền tải email không thể đo đếm chính xác được nhưng các nhà nghiên cứu đã phân tích, tính toán và đưa ra con số như trên. Đó chỉ là phép tính toán đối với những "text message" (thông điệp chỉ chứa chữ, không chứa hình ảnh hay các loại tập tin đính kèm khác) và có thể tăng lên khi công nghệ truyền tải dữ liệu trên internet phát triển thêm.

Tốc độ truyền tải email có bằng tốc độ ánh sáng? - 3

So sánh tốc độ truyền tải email so với các cách gửi thư tín truyền thống.

Ông Trung nêu thêm một minh chứng, vào năm 2007 ở Hồng Kông - tức cách đây 11 năm, người ta đã có thể thanh toán tất cả các chi tiêu thường ngày bằng việc quẹt một chiếc thẻ và rất phổ biến. Đó không phải là thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, mà là một chiếc thẻ có gắn con chip và được nạp tiền trước. Trong khi đó, tới tận bây giờ, những công nghệ này chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam.

Thật vậy, ông Lưu Danh Anh Vũ - Giám đốc Quốc gia phụ trách các giải pháp công nghệ tại IBM Việt Nam nhận định: “Định nghĩa “Chuyển đổi số” không phải chỉ mới xuất hiện gần đây mà nó đã có trên 10 năm qua. Đó là một hành trình chứ không phải giai đoạn ngắn hạn, tùy mỗi giai đoạn nó lại có những tác động khác nhau”.

Theo ông Vũ, tích hợp hệ thống CNTT là cách giúp cho doanh nghiệp có được sự lựa chọn phù hợp và hiện thực hóa giải pháp CNTT theo cách chuyên nghiệp.

Tích hợp hệ thống là kết nối một chuỗi các hệ thống con với những tính năng khác nhau vào một hệ thống lớn, đảm bảo các hệ thống con được gắn kết chặt chẽ như một thể thống nhất, giúp xây dựng nên hệ thống CNTT hoàn thiện từ phần cứng, phần mềm, giải pháp cho đến dịch vụ với chi phí tối ưu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN