Vụ bắt cóc 26 HS với giá 5 triệu đô (Kỳ cuối)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

3 hung thủ vụ bắt cóc bị kết án nhưng hậu quả tinh thần để lại vẫn còn dai dẳng.

Bị bắt

Thông tin Rick đầu thú đã khiến Jim bỏ chuyến bay và lái xe về nhà. Khi hắn quay về tới vùng Vịnh vào ngày chủ nhật, hắn không biết nên làm gì tiếp theo: không dám về nhà, không dám gọi ai hoặc tới đồn cảnh sát đầu thú. Sau cùng, Jim cắm trại trên một bãi biển địa phương của Thái Bình Dương một vài ngày để nghĩ cách nên làm gì tiếp theo.

Ở Vancouver, Fred đã viết một bức thư tới một người bạn cũ ở California và muốn người này giúp mình trong lúc hoạn nạn. Fred hẹn gặp người này ở bưu điện Vancouver. Tuy nhiên, sau khi nhận được thư, người bạn của hắn đã nhanh chóng đưa thư tới lực lượng hành pháp ở Vancouver và nhanh chóng giúp cảnh sát tóm gọn Fred.

Ngày 29/7, Jim đang lái xe trên đường thì bị một người tài xế khác phát hiện vì người này đã nhìn thấy lệnh truy nã hắn trên báo. Viên tài xế nhanh chóng gọi cảnh sát. Kết quả là Jim cũng bị bắt khi đang lái xe truyên đường.

Vụ bắt cóc 26 HS với giá 5 triệu đô (Kỳ cuối) - 1

Các nạn nhân trong vụ bắt cóc.

Vậy là 14 ngày sau vụ bắt cóc, nhiều bằng chứng cụ thể đã được thu thập để truy tố 2 hung thủ trước pháp luật.

Xét xử

Ngày 4/8, 3 hung thủ của vụ bắt cóc “hội ngộ” tại phiên toà xét xử trong một căn phòng nhỏ ở Chowchilla. Phiên xét xử này đã bị hoãn vì chưa đủ những bằng chứng xác thực, đặc biệt tuy tất cả lời khai của con tin hoàn toàn giống nhau nhưng không ai trong số đó đã nhìn thấy mặt của kẻ bắt cóc và khống chế mình.

Tiếp theo đó là quá trình xét xử diễn ra chậm chạp. Tói tận tháng 11, trước sự thúc giục rất nhiều của VKS, phiên xét xử 3 bị cáo liên tục di dời, lúc xử ở quận Madera của Chowchilla, sau đó lại là ở quận Alameda, cuối cùng là Oakland và Berkeley.

Sau rất nhiều các phiên xét xử nhưng không tuyên án, phiên xử cuối cùng diễn ra vào ngày 25/7/1977. 1 năm sau khi vụ việc xảy ra, 3 bị cáo đã bị kết án có tội bắt cóc 27 người mà không gây thương tích.

3 bị cáo tuổi đang ở độ tuổi 20 đã bị kết án chung thân, không ân xá. Nhưng tới năm 1981, mức án này đã được thay đổi để các bị cáo có cơ hội được trở lại với đời thường.

Nỗi sợ hãi và cơn ác mộng

Thị trấn Chowchilla sau vụ bắt cóc 27 con tin, trong đó có 26 người là học sinh là một cơn trấn động về tâm lý nặng nề cho các nạn nhân. Các chuyên gia về tâm thần đã được mời tới để giúp đỡ, giúp các em vượt qua cơn ác mộng vữa diễn ra. Tiến sĩ tâm lý Terr đã tiến hành phỏng vấn tất cả các nạn nhân. Nghiên cứu này đã được công bố trên tờ American Journal vào năm 1981 mang tên “Những chấn thương vì sợ hãi trong thời thơ ấu”.

Theo đó, tiến sĩ Terr cho rằng khi trẻ có một trải nghiệm cực kỳ kinh hoàng, các trẻ em phát triển nối sợ hãi rất lớn và mạnh mẽ, ngay cả khi ở bên cạnh người thân tại chốn công cộng đông người qua lại.

Gần như tất cả những đứa trẻ bị bắt cóc nói với Terr trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của bà là họ có rất ít hy vọng cho một tương lai hạnh phúc, một cuộc sống lâu dài, hoặc một cuộc sống miễn phí từ các chấn thương tương tự lớn.

Ngoài ra, tiến sĩ Terr còn phát hiện nhiều vấn đề về thể chất, hậu quả của vụ bắt cóc.  Ví dụ các vấn đề về bàng quang gây ra bởi các điều kiện bị nhốt lâu trong các xe tải vận chuyển mà không có phòng tắm, béo phì và một bé gái hầu như không lớn thêm một chút nào kể từ khi bé trải qua vụ bắt cóc khi mới 9 tuổi. Một năm trôi qua sau vụ bắt cóc kinh hoàng, những hậu quả về tinh thần của vụ bắt cóc vẫn còn dai dẳng tại thị trấn nhỏ miền Trung California này.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Tân (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Vụ bắt cóc 26 HS với giá 5 triệu đô Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN