Nuôi loài “tử thần” trong vườn, không cần cho ăn, 9x Phú Thọ thu trên 50 triệu đồng/vụ

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Không cần bỏ vốn mua giống hay thức ăn, cũng không cần chăm sóc nhưng không phải ai cũng nuôi được.

Sinh ra và lớn lên ở một xã miền núi thuộc huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, từ nhỏ, anh Nguyễn Thế Anh (SN 1994) đã quen thuộc với những tổ ong vò vẽ to như chiếc thùng gánh nước, xuất hiện ở trong vườn nhà hoặc trên những cành cây ở khu đồi núi gần nhà.

Những tổ ong vò vẽ được anh Thế Anh nuôi trong vườn nhà.

Những tổ ong vò vẽ được anh Thế Anh nuôi trong vườn nhà.

Theo anh Thế Anh, loài ong vò vẽ với những con ong to gấp 3 lần ong mật, vằn vện đen vàng từng là nỗi khiếp đảm của nhiều người vì chúng có nọc độc. Nọc của ong vò vẽ khi đốt có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Tuy nhiên, nhộng ong vò vẽ lại là món ăn khoái khẩu của nhiều người, được lùng mua với giá đắt hơn thịt bò. Vì vậy, cứ đến mùa ong vò vẽ là anh Thế Anh lại đi tìm tổ ong vò vẽ để nuôi tại vườn nhà.

Mấy năm kinh nghiệm săn ong rừng, cộng thêm với việc từ bé đã làm quen với tập tính của những loài ong nên việc bắt ong đối với anh Thế Anh không quá khó.

Mỗi tổ ong có thể cho thu hoạch 3 đợt, cách nhau từ 20-25 ngày.

Mỗi tổ ong có thể cho thu hoạch 3 đợt, cách nhau từ 20-25 ngày.

Từ tháng 5 đến tháng 7, giai đoạn ong bắt đầu làm tổ, chưa có nhộng, đây là lúc Thế Anh tập trung tìm kiếm, xác định vị trí từng tổ ong ở khắp các ngõ xóm, bìa rừng, thậm chí đi ra cả ngoài tỉnh. Đến thời điểm thích hợp anh sẽ bắt tổ ong, mang về nhà nuôi.

“Tôi làm nghề điện nước, là lao động tự do thôi nên từ tháng 5 đến tháng 9 là tôi lại về quê đi bắt ong. Đi rừng gặp những tổ ong to thì mang bán cho thương lái, những tổ ong nhỏ, tôi mang về nuôi tại vườn nhà”, anh Thế Anh cho hay.

Anh bắt đầu mang ong từ rừng về nhà vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 dương lịch và thu hoạch vào tháng 8-9. Những cây bưởi, cây khế trong vườn treo lơ lửng những tổ ong vò vẽ.

Trung bình mỗi năm anh Thế Anh nuôi từ 80-100 tổ ong vò vẽ để lấy nhộng bán.

Trung bình mỗi năm anh Thế Anh nuôi từ 80-100 tổ ong vò vẽ để lấy nhộng bán.

“Thông thường, rằm tháng 7 âm sẽ thu hoạch ong đợt 1, đợt 2 cách đợt 1 khoảng 20-25 ngày, đợt 3 cũng cách đợt 2 khoảng 20-25 ngày tiếp theo. Trung bình một tổ sẽ khai thác được khoảng 3-4kg, bán với giá 200 nghìn đồng/kg cả tầng ong, nguyên nhộng ong sẽ có giá từ 300-350 nghìn đồng/kg, có bao nhiêu cũng bán hết”, anh Thế Anh phân tích.

Mỗi năm, anh mang về nuôi được từ 80-100 tổ ong vò vẽ, nuôi rồi bán được từ 3-4 tạ ong mỗi vụ, thu về từ 60-80 triệu đồng.

Ong vò vẽ tự đi kiếm thức ăn, người nuôi không cần cho ăn hay chăm sóc.

Ong vò vẽ tự đi kiếm thức ăn, người nuôi không cần cho ăn hay chăm sóc.

Nói là nuôi nhưng ong vò vẽ tự mình đi kiếm thức ăn về xây tổ và nuôi quân, sinh sản. Người nuôi không cần phải cho ăn uống hay chăm sóc, thậm chí không cần phải mất vốn mua giống về nuôi mà chỉ mất công đi kiếm ong mang về.

“Nghề này chỉ cần bỏ công sức đi tìm và mua bộ quần áo bảo hộ an toàn là được. Nếu người nào nuôi nhiều thì cho ong ăn thêm gan lợn và cá. Nhà tôi có 80-100 tổ thì chia ra nuôi ở 2-3 vườn khác nhau nên không phải cho ăn hay chăm sóc”, anh Thế Anh nói.

Nói thì dễ nhưng ong vò vẽ là loại ong “tử thần”, nọc độc của chúng có thể gây chết người nếu bị đốt mà không cấp cứu kịp thời. Vì thế, không nhiều người dám làm nghề bắt ong vò vẽ hoặc nuôi ong vò vẽ trong vườn nhà.

Từ tháng 5 đến tháng 9, anh rong ruổi khắp các cánh rừng để tìm ong vò vẽ về nuôi và bán.

Từ tháng 5 đến tháng 9, anh rong ruổi khắp các cánh rừng để tìm ong vò vẽ về nuôi và bán.

“Đi bắt ong vò vẽ tôi cũng phải trang bị quần áo bảo hộ, thuốc chống dị ứng đề phòng bị ong đốt, đôi khi còn phải đi vào buổi tối khi ong không nhìn rõ để tránh nguy hiểm. Thậm chí, có những tổ ong vò vẽ làm tổ tít trên ngọn cây, vừa mặc đồ bảo hộ vừa trèo lên rất khó khăn và nguy hiểm”, anh Thế Anh cho biết.

Nuôi dễ, lợi nhuận cao nhưng việc nuôi ong vò vẽ không dành cho số đông vì tiềm ẩn vô số khó khăn và nguy hiểm nên không phải ai cũng có thể làm được. Người làm nghề này ngoài sức khoẻ và kinh nghiệm thì cần phải có sự khéo léo và nhạy bén, xử lý kịp thời khi đi rừng gặp nguy hiểm từ việc ong đốt, rắn rết cắn hay muỗi, vắt rừng tấn công.

Nguồn: [Link nguồn]

Cứ đến mùa, thương lái khắp nơi lùng mua về cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu với giá cao, từ 450-500 nghìn đồng/kg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN