Vụ Snowden: Căng thẳng đến đỉnh
Ngày 13/7/2013, báo Vesti.ru của Nga đưa tin về việc Đại diện Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao Mỹ chính thức thông báo tiếp tục giữ quan điểm Edvard Snowden phải lập tức trở về Mỹ.
Washington cho biết hết sức thất vọng về cuộc gặp giữa Snowden với các nhà hoạt động nhân quyền tại Nga ngày 12/7. Tuy nhiên, phía Mỹ không muốn để tình huống này làm hỏng quan hệ hai bên.
“Quan điểm của chúng tôi đối với Snowden và những lời buộc tội chống lại ông ta không thay đổi.” - thư ký báo chí của Nhà Trắng, Jane Pcaki nhận xét - “Chúng tôi cho rằng ông ta phải trở về Mỹ để hầu tòa vì những lời cáo buộc. Chúng tôi cũng đã thông báo về những yêu cầu này đến nhiều nước, trong đó có Nga. Nhưng, đồng thời chúng tôi không muốn làm hỏng mối quan hệ Nga - Mỹ vốn rất quan trọng đối với Mỹ”.
Cú điện thoại khẩn của tổng thống Barak Obama cho tổng thống Nga Vladimir Putin nói lên điều gì khi chính phía Mỹ chủ động bắt đầu cuộc đàm thoại. Chính xác là câu chuyện Snowden đã được thảo luận. Đề phòng tình huống có những hiểu lầm về phát biểu trong cuộc gặp với các nhà hoạt động nhân quyền, cựu điệp viên đã viết thông báo gửi lãnh đạo sân bay. Những dòng chữ này có trên trang Wikileaks. Bắt đầu bằng câu “Xin chào, tôi tên là Ed Snowden”.
Ảnh Edvard Snowden gặp các nhà hoạt động nhân quyền tại Nga ngày 12/7.
“Tôi không mong muốn làm giàu cho tôi. Tôi không định bán bí mật của Mỹ. Tôi không thông đồng với bất kỳ chính phủ nước nào để bảo đảm an toàn của bản thân mình. Thay vào đó, tôi đã làm điều tôi biết, để tất cả chúng ta có thể kết luận những gì liên quan đến chúng ta, và tôi đã lên tiếng với thế giới vì công lý. Việc sẵn sàng hành động trái luật của các quốc gia có ảnh hưởng là sự đe dọa đối với tất cả chúng ta. Không nên để mối đe dọa ấy có cơ hội thành công” - Snowden viết.
Cái giá của tính nguyên tắc là Edvard Snowden bị tước hộ chiếu Mỹ, bị buộc tội làm gián điệp và không biết điều gì đợi Snowden ở phía trước. Quan hệ với Mỹ trở nên phức tạp là mối đe dọa đối với quốc gia nào định giúp đỡ Snowden. Bằng chứng là câu chuyện vô tiền khoáng hậu từ quan điểm ngoại giao thế giới đối máy bay của tổng thống Bolivia. Một nửa số đồng minh châu Âu của Mỹ đóng cửa không phận đối với chuyên cơ của ông Evo Moralesa vì nghi có chở theo Snowden trên đó. Điều đó giải thích vì sao Snowden không thể đến Mỹ La Tinh, nơi anh ta từng muốn đến.
“Hành động của bất kỳ nước nào góp phần giúp đỡ Snowden như cho cư trú hoặc quá cảnh sẽ dẫn đến vấn đề trong quan hệ của chúng ta” - đại diện chính thức của Bộ ngoại giao Mỹ Jane Pcaki cảnh báo - “Điều này chưa xảy ra. Chúng tôi hy vọng các quốc gia có điều kiện hành động đúng và trả Snowden lại cho Mỹ ”.
Sự tập trung vào Snowden và những gì liên quan đến cựu điệp viên này đã đem đến cho Washington thêm những vấn đề như là trong mối quan hệ với Trung Quốc. Washington buộc tội Trung Quốc vì tham gia đưa Snowden khỏi Hồng Kông. Ở Bắc Kinh hành động của chính quyền địa phương được cho là hoàn hảo.
Hình ảnh Snowden như một kẻ phản bội và kẻ thù quốc gia khó có thể hình thành ngay chính trong nước Mỹ, mặc cho những cố gắng tuyên truyền của truyền hình và báo chí. Chỉ có một phần ba dân Mỹ cho rằng Snowden là một thanh niên không tốt. Quá nửa dân số ủng hộ cựu điệp viên, người đã kể với thế giới về chương trình theo dõi PRISM của chính phủ Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nga không liên lạc với Snowden Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết không liên hệ với cựu điệp viên Edvard Snowden. Ông nhấn mạnh việc Snowden trước tiên cần phải liên hệ với Cơ quan Kiều dân Liên bang để xin tị nạn chính trị ở Nga. “Chúng tôi không liên hệ với Snowden. Theo luật Nga, để được nhận tị nạn chính trị, bước đầu tiên là liên hệ với Cơ quan Kiều dân Liên bang” - Sergey Lavrov nói sau khi cho biết đã biết tin về cuộc gặp gỡ giữa Snowden và các nhà hoạt động nhân quyền. Đại diện cơ quan kiều dân liên bang, bà Zalina Kornilova cũng giải thích về việc Snowden có thể được tiếp nhận tị nạn tạm thời ở Nga. Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa nhận được thủ tục từ Snowden”. Theo ITAR-TASS |