Vụ chặt 6.700 cây: “Gỗ bút chì” không an toàn cho người đi đường

Chuyên gia lâm nghiệp cho rằng, dù cây thay thế là vàng tâm hay mỡ (còn gọi là cây “gỗ bút chì”) đều không phù hợp làm cây đô thị ở Hà Nội.

Trong đề án chặt hạ, dịch chuyển 6.700 cây xanh của TP.Hà Nội, cây gỗ vàng tâm được lựa chọn để thay thế trên nhiều tuyến phố. Nhiều nhất là trên đường Nguyễn Chí Thanh, với 382 cây.

Vụ chặt 6.700 cây: “Gỗ bút chì” không an toàn cho người đi đường - 1
Nhiều chuyên gia lâm nghiệp khẳng định, cây mới trồng thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ, không phải cây gỗ quý vàng tâm.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lâm nghiệp khẳng định, cây thay thế này không phải vàng tâm mà là cây mỡ - loại cây gỗ mềm, thường dùng làm vỏ bút chì, bột giấy, bao diêm.

Trao đổi với PV ngày 21.3, TS Đặng Văn Hà - Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và nội thất, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lâm nghiệp đô thị (ĐH Lâm nghiệp), cây mỡ khó đáp ứng tiêu chí về cây đường phố đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng.

Vụ chặt 6.700 cây: “Gỗ bút chì” không an toàn cho người đi đường - 2

Tán của một cây mỡ trồng từ năm 2009 ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

 

“Cây mỡ dễ trồng, sinh trưởng nhanh nhưng tán thưa, tạo bóng mát kém. Đáng chú ý, gỗ của loại cây này mềm nên trồng làm cây đường phố đô thị sẽ khó đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Tuy nhiên cũng có thể trồng trong công viên”, ông Hà nói.

Chuyên gia lâm nghiệp cho hay, tiêu chí để lựa chọn cây đô thị phải đảm bảo bóng mát, thích hợp với môi trường, an toàn và có tính thẩm mỹ. Nếu muốn đưa cây mỡ trồng trên đường phố Hà Nội thì phải trồng thử nghiệm ít nhất 5 năm. Sau đó, so sánh khả năng sinh trưởng của cây trồng đường phố với cây rừng.

Trong môi trường tự nhiên, cây mỡ thích hợp với đất ferralit đỏ vàng, không khí ẩm, thường trồng ở Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái và một số tỉnh miền Trung. Còn chất đất ở đường phố Hà Nội là đất kiềm, pha lẫn nhiều tạp chất, mùa hè mặt đường bỏng rát.

Vụ chặt 6.700 cây: “Gỗ bút chì” không an toàn cho người đi đường - 3
Hàng cây mỡ và cây vàng tâm ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc sau 6 năm, nhiều cây bị gãy đổ vì gió bão, số còn lại phát triển rất chậm.
Cây mỡ thân thẳng, vỏ xám trắng, lá nhẵn xanh hình trái xoan, cành non và chồi màu xanh. Hoa cây mỡ mọc ở đầu cành, bộ nhụy kéo dài, không có cuống nhụy, kích thước hoa từ 5 - 7cm, hoa thơm có 9 - 12 cánh.

Gỗ mỡ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt. Gỗ này dùng chủ yếu làm nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà cửa.
Sự việc Hà Nội chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh trên tuyến phố gây tranh cãi trong dư luận.

Ngày 18.3, đại diện Hà Nội đã có ý kiến giải thích lý do vì sao chặt hạ, thay thế cây. Theo đó, nhiều cây đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, nhất là cây xà cừ. Nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều như phượng, cơm nguội, quếch, bàng, xà cừ, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

Ngày 20.3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa qua.
Chặt hạ và thay thế 6.700 cây ở Hà Nội
Sở Xây dựng Hà Nội đang đề xuất chặt hạ và thay thế khoảng 6.700 cây trên 190 tuyến phố tại 10 quận nội thành. Theo bạn:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Định - Công Phương ([Tên nguồn])
Chặt hạ và thay thế 6.700 cây ở Hà Nội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN