"Ước ao" lương Bộ trưởng được 20 triệu đồng/tháng

Sự kiện: Thời sự

Có ý kiến đặt ra là có nên tạo đột phá trong chính sách tiền lương, trước hết đối với cấp cán bộ chiến lược, vừa giúp họ đảm bảo cuộc sống, chuyên tâm vào công việc, vừa giúp ngăn ngừa tiêu cực?

"Ước ao" lương Bộ trưởng được 20 triệu đồng/tháng - 1

Nhiều ý kiến cho rằng cần tăng lương cho công chức (Chụp tại Phòng Tiếp công dân UBND quận Hoàn Kiếm) - Ảnh: Trần Hải

“Ước ao” trả lương Bộ trưởng 20 triệu đồng/tháng

Theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ, TB&XH, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mức lương cơ sở hiện nay là 1,3 triệu đồng, người tốt nghiệp đại học có hệ số 2,34 sẽ nhân với mức lương cơ sở. Còn như cấp Bộ trưởng hiện hưởng hệ số 10, mức lương 13 triệu đồng/tháng, Chủ tịch nước hệ số là 13. “Từ năm 1993, khi chúng tôi làm cải cách tiền lương, Bộ trưởng LĐ, TB&XH khi ấy là ông Trần Đình Hoan chỉ ước ao đến năm 2000 lương Bộ trưởng được khoảng 20 triệu đồng/tháng. Vậy mà qua 4 lần cải cách, đến nay đã là năm 2018 mà lương Bộ trưởng cũng mới được khoảng 13 triệu đồng”, ông Huân nói và thông tin, ở các nước, họ thiết kế tiền lương tương đối đơn giản, rõ ràng nhưng ở nước ta lại còn nhiều chế độ làm việc khác ngoài lương.

Theo ông Huân, trong khu vực công, cải cách chính sách tiền lương phải đảm bảo cuộc sống cho người hưởng lương. Chỉ khi nào người làm trong khu vực công sống được bằng lương của mình thì xã hội mới trong sạch.

“Vậy, có nên tạo đột phá, tăng lương thật cao cho cán bộ công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược để họ yên tâm làm việc, cũng là để ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm?”.

Trả lời câu hỏi này, ông Huân cho biết, các nước đã làm việc này từ lâu. Như ở Singapore còn thiết kế lương khu vực công cao hơn thị trường để chống tham nhũng. “Còn ở nước ta, lương được phân phối từ ngân sách, mà ngân sách thì từ thuế của dân, trong khi dân đang có thu nhập thấp, lãnh đạo là đầy tớ của dân mà mức lương cao quá thì không ổn, dân sẽ không đồng tình. Nhưng mức lương hiện nay quá thấp, cần phải nâng lương là xu thế, còn tăng bao nhiêu, tương quan với khu vực thị trường thế nào cần được T.Ư nghiên cứu kỹ”, ông Huân nêu quan điểm.

Trả lương cao phải gắn chặt trách nhiệm

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội thì cho rằng, quan điểm nâng lương cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao để có thể ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng, tiêu cực thực ra chỉ đáp ứng một phần vấn đề lý luận về tiền lương.

“Thực tế hiện nay, với các lãnh đạo, quản lý, mức lương của đội ngũ này rất bèo bọt. Nhưng để tạo được đột phá trong việc này cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ. Mức lương cao là để trả xứng đáng cho công sức lao động người ta bỏ ra, chứ không phải trả lương cao để phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi, nếu ai tham nhũng thì đã có các chế tài xử lý trong nhiều luật rồi”, ông Nhưỡng nói.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế T.Ư cũng đưa ra nhận định, nhu cầu tăng lương cho cán bộ, công chức là rất cần thiết bởi hiện nay nhiều người đang sống chủ yếu bằng phụ cấp và bổng lộc ngoài lương. Việc tăng lương cũng góp phần ngăn ngừa hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ công chức, khi họ đã sống được bằng lương thì họ sẽ không còn bày ra những khoản “vòi vĩnh” để kiếm thêm. Nhưng để làm được việc đó, TS. Doanh cho rằng, cần xem xét lại bộ máy và cơ chế quản lý.

Dẫn chứng hiện nay Singapore hay Hong Kong trả lương Bộ trưởng rất cao, cao hơn rất nhiều lương của một giám đốc trong khu vực doanh nghiệp, nhưng đi kèm với đó họ có chính sách ràng buộc trách nhiệm rõ ràng. “Còn nếu bây giờ chúng ta tăng lương, ví dụ tăng cho cấp Bộ trưởng 10 lần so với hiện tại, ta phải cho người dân thấy khi tăng lương, hiệu quả công việc của ông Bộ trưởng đó có tăng được 10 lần so với trước kia không? Nếu không giải trình được rõ ràng thì không thể thuyết phục được người dân”, ông Doanh nói và cho rằng, nếu muốn tăng lương đột phá, phải thay đổi đồng bộ, nâng lên thì hiệu quả thế nào, ai giám sát, cải thiện chất lượng công việc ra sao chứ không đơn thuần nói tăng lương là có thể giảm được tham nhũng, tiêu cực.

Trung ương thảo luận Đề án xây dựng cán bộ cấp chiến lược

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng T.Ư Đảng về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, trong phiên làm việc buổi sáng 8/5, BCH Trung ương Đảng làm việc tại hội trường, thảo luận về Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Tại phiên làm việc buổi chiều, BCH Trung ương Đảng làm việc tại tổ, thảo luận về Đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Chấm dứt tình trạng cán bộ ”lên không xuống, vào không ra”

Theo ông Nguyễn Thế Trung , Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, việc cán bộ “chỉ lên không xuống, vào không ra”,..

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoài Thu (Báo Giao thông)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN