Tìm ra hai hành tinh mới nhờ thiết bị rẻ tiền

Một kính viễn vọng, không lớn hơn và tối tân hơn một máy ảnh cao cấp đã giúp các nhà nghiên cứu tìm ra hai hành tinh mới có vẻ bề ngoài gần giống Mộc tinh.

Một hành tinh, được đặt tên là KELT-2Ab, nằm gần một ngôi sao rất sáng. Ánh sáng đó giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ đặc điểm của bầu khí quyển bao quanh hành tinh này, theo lời Thomas G. Beatty, một nhà thiên văn học của đại học Bang Ohio (Mỹ). “Đó là cách duy nhất giúp ta thực sự hiểu được phần bên trong và bên ngoài của hành tinh đó”, ông nói. “Chúng ta có thể thu được đủ tín hiệu từ nguồn sáng từ bản thân hành tinh, hoặc nguồn sáng mà nó phản chiếu”.

Hành tinh thứ hai được đặt tên là KELT-1b có khối lượng gấp 30 lần sao Mộc. Nó lớn đến nỗi được đặt biệt danh là “chú lùn nâu”.

KELT-1b nằm rất gần ngôi sao mà nó chuyển động xung quanh nên một năm của nó chỉ có 29 giờ, có nghĩa chỉ hơn một ngày (của chúng ta), nó đã hoàn tất một chu kỳ quay xung quanh ngôi sao mẹ.

KELT-1b cách trái đất 825 năm ánh sáng, trong khi KELT-2Ab cách chúng ta 360 năm ánh sáng. Mỗi hành tinh này nhận được gấp hàng ngàn lần lượng ánh sáng của sao mẹ so với Trái đất nhận từ Mặt trời.

Trong lần nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng một kính thiên văn có tên Kilodegree Extremely Little Telescope, hay KELT, giá chưa tới 75.000 USD. Những ống kính thiên văn đắt nhất có giá lên tới hàng tỷ USD.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trường Thủy (theo International Herald Tribune) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN