Thành lập thành phố Bến Cát và thành phố Gò Công

Sự kiện: Thời sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Bến Cát (tỉnh Bình Dương) và thành phố Gò Công (tỉnh Tiền Giang)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết với tỉ lệ tán thành đạt 100%

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết với tỉ lệ tán thành đạt 100%

Chiều 19-3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, biểu quyết thông qua 2 nghị quyết gồm: Nghị quyết về thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Nghị quyết về việc thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công, thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết với tỉ lệ tán thành đạt 100%.

Trước khi biểu quyết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trình bày Tờ trình về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương; Tờ trình về việc thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Theo đó, tỉnh Bình Dương đề nghị thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 2 xã An Điền và An Tây; đồng thời đề nghị thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Bến Cát.

Với đề xuất trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ, tỉnh Bình Dương không thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc; giảm 1 thị xã, 2 xã và tăng 1 thành phố, 2 phường, tỉ lệ đô thị hóa là 84,95%.

Thành phố Bến Cát có 234,35 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 364.578 người, có 8 đơn vị hành chính cấp xã (1 xã và 7 phường), tỉ lệ đô thị hóa là 94,65%.

Đối với Tiền Giang, tỉnh đề nghị thành lập 4 phường Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã Long Chánh, Long Hưng, Long Thuận, Long Hòa; sắp xếp 4 phường thành 2 phường; thành lập thành phố Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Gò Công.

Sau khi thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang không thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, nhưng tăng 1 thành phố, giảm 1 thị xã và giảm 2 đơn vị hành chính cấp xã (tăng 2 phường, giảm 4 xã). Tỉ lệ đô thị hóa của tỉnh Tiền Giang là 18,4%.

Thành phố Gò Công có 101,69 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 151.937 người; có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 7 phường và 3 xã (giảm 2 đơn vị hành chính cấp xã so với thị xã Gò Công hiện nay), tỷ lệ đô thị hóa là 60,76%.

Nguồn: [Link nguồn]

TP Thủ Đức, TP.HCM, sau ba năm ra đời (1-1-2021) đến nay đã có những thay đổi đáng ghi nhận, từ việc hoàn thiện bộ máy đến bổ sung nhân sự, cải cách hành chính mạnh mẽ nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, vận dụng những cơ chế được trao trong Nghị quyết 98 nhằm tập trung thực hiện các giải pháp để phát triển địa phương đúng với kỳ vọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Văn Duẩn ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN