Tàu Curiosity lấy mẫu đầu tiên trên sao Hỏa

Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã thử mẫu đất đá trên sao Hỏa lần đầu tiên vào ngày hôm qua 18/10, để đánh giá hành tinh này có chứa các thành phần thích hợp cho sự sống phát triển hay không.

Ngày hôm qua (18/10), tàu thăm dò Curiosity của NASA đã lần đầu tiên lấy mẫu vật chất trên sao Hỏa để phân tích. Nó đã lấy cát trên hành tinh đỏ vào một chiếc lọ tương đương một lọ thuốc aspirin dành cho trẻ em và đưa lên phòng thí nghiệm trên con tàu.

“Chúng tôi tin rằng tin rằng có một điều gì đó quanh mình và bắt đầu tìm kiếm tất cả mọi thứ trong tầm ngắm”, ông Richard Cook, giám đốc sứ mệnh của tàu thăm dò Curiosity thuộc Phòng thí nghiệm phản lực của NASA, cho biết.

Tàu Curiosity lấy mẫu đầu tiên trên sao Hỏa - 1

Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA)

Mẫu vật chất từ cát của sao Hỏa sẽ được xử lý trong phòng thí nghiệm trên tàu thăm dò Curiosity, để đánh giá các thành phần hóa chất trên hành tinh đỏ có thích hợp cho sự sống phát triển hay không.

Quá trình lấy mẫu trên sao Hỏa đã bị hoãn lại trước đó, sau khi tàu thăm dò Curiosity phát hiện thấy một vật thể sáng lạ tại vị trí nó định lấy mẫu. Sau khi phân tích, các nhà khoa học xác định đây là một mảnh vỡ rơi ra từ tàu thăm dò Curiosity.

Nhưng để đảm bảo tính chính xác và an toàn cho tàu thăm dò Curiosity, các nhà khoa học đã điều khiển nó tới một vị trí khác để lấy mẫu.

Tàu thăm dò tự hành Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD của NASA đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa vào đầu tháng 8 vừa qua. Tàu thăm dò này có sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên hành tinh đỏ trong vòng 2 năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN