Sự cố y khoa ở Hòa Bình: Nhiều bác sĩ đặt câu hỏi "khi nào tôi bị bắt?"

Vụ tai biến ở Hòa Bình do hóa chất rởm đưa vào sử dụng sục rửa máy RO. Nếu hóa chất thông thường thì vẫn thể tìm được nhưng với HF có trong nước ở Hòa Bình thì trong quy trình không có thử Flo, cùng lắm họ thử quỳ tím nhưng Flo thì không thử được.

Sự cố y khoa ở Hòa Bình: Nhiều bác sĩ đặt câu hỏi "khi nào tôi bị bắt?" - 1

GS Bình thăm khám cho bệnh nhân của vụ tai biến ở Hòa Bình.

Vì sao có hóa chất chết người?

Giáo sư Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Việt Nam, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho biết vụ việc ở Hòa Bình thì trách nhiệm của kỹ thuật, nhân viên y tế, bác sĩ đều rõ ràng. Trong vụ việc này rõ ràng có thiếu sót về hành chính. Giáo sư Bình cho rằng nếu có bàn giao bằng văn bản thì tờ giấy đó cũng tốt, chứ không phải là tờ giấy kết quả chưa tốt, hơn nữa xét nghiệm không phải nhiệm vụ của nhân viên y tế mà việc xét nghiệm là độc lập.

Đến nay, GS Bình chỉ băn khoăn “tôi không hiểu ở đâu ra chất cực độc axit Flohydric (HF) này? Vì không có một nước nào cho phép sử dụng chất này”.

Nếu chẳng may có hóa chất tồn dư mà hóa chất là javen hay cái gì đó bác sĩ còn có cách nhưng với HF thì quá độc, tài liệu nước ngoài không nước nào có nói đến axit này. 

Giáo sư Bình cho biết khi xảy ra sự cố bình thường thì ông hội chẩn với TS Nguyễn Hữu Dũng hay Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên sẽ biết chất gì nhưng với HF các dữ liệu của thế giới không hề có chất này. Nồng độ HF cao hơn rất nhiều sau khi xét nghiệm mẫu nước trong máy chạy thận nhân tạo, liều công an báo cáo là liều chết người.

Khi có tai biến xảy ra, các y bác sĩ đã tiên đoán có chất gì đó độc vào người bệnh và phải chuyển ngay sang cơ sở y tế khác, vấn đề là không lo chạy thận mà cần loại bỏ chất độc này ra khỏi bệnh nhân sớm.

GS Bình nhận định, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã làm việc suốt ngày, suốt đêm. Có những bệnh nhân bị rất nặng bác sĩ tìm mọi cách để bệnh nhân qua được đã rất vất vả.

GS Bình cho biết, ở khoa Hồi sức tích cực cấp cứu cho hai bệnh nhân từ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình chuyển xuống phải lọc máu thải chất độc đó ra đã thấy rất vất vả mà các bác sĩ trên đó đã làm được.

Khi nào tôi bị bắt?

Giáo sư Bình cho biết từ khi bác sĩ Hoàng Công Lương bị bắt, các y bác sĩ đều hoang mang. "Tôi ở nhà hay đến bệnh viện đều nhận được các tin nhắn, cuộc điện thoại của các bác sĩ từ trong nam tới ngoài bắc. Người ta đều hỏi tôi câu giống nhau “Khi nào tôi bị bắt?”.

Với bác sĩ công việc quá nhiều, nhân viên ít, đối chiếu theo tiêu chuẩn thế giới thì bác sĩ sẽ sướng hơn rất nhiều bởi các nước bác sĩ có đủ điều kiện thì làm, không đủ thì thôi. Ở Mỹ hay Nhật Bản bác sĩ họ làm việc rất sướng có máy móc đầy đủ, có người hỗ trợ thì làm còn Việt Nam thì cái gì cũng thiếu.

Nhưng trong điều kiện hiện nay bác sĩ Việt Nam vẫn cầm cự được chạy thận kéo dài sự sống cho bệnh nhân chờ cơ hội ghép thận, điều trị bằng các biện pháp khác. Bệnh nhân nặng ở nước ngoài với chi phí 5000 USD/ ngày nhưng ở Việt Nam bác sĩ cân nhắc làm sao cầm cự được cho bệnh nhân một ngày vài trăm nghìn tiền giường, thuốc thì cân nhắc để cứu chữa cho bệnh nhân tốt nhất, bệnh nhân phải trả chi phí thấp.

Qua câu chuyện này có thể thấy đây là sự cố không mong muốn nhưng GS Bình cho rằng cần làm thế nào để ổn định nhân viên y tế trong cả nước, vì trong quy trình nếu cứ chờ quy trình thì rất khó. Ví dụ có bệnh nhân đang ngừng thở, ngừng tuần hoàn nếu cứ chờ giấy tờ thì chắc bệnh nhân chết nên sau vụ việc này làm thế nào xử kết thúc có hậu, làm gì để hạn chế sai sót càng nhiều càng tốt. “Đừng để nhân viên y tế sợ sệt, họ sẽ sợ hãi và rơi vào tình trạng không làm gì bởi quy tắc không làm gì vẫn đúng, cái này là rất dở giống như tai nạn giao thông bây giờ người ta không dám cứu vì nếu cứ hỏi chuyên môn, chứng chỉ hành nghề đâu thì rất khó.” – GS Bình nhấn mạnh.

TS. Đào Xuân Cơ – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai khi gặp nhân viên trong khoa Hồi sức tích cực ở Hòa Bình, tất cả các nhân viên trong khoa tất cả đều khóc. GS Bình xót xa “khoa còn nhiều bệnh nhân nằm đó nếu nhân viên ở đó không yên tâm làm việc thì chúng ta không dám chắc gì không có sai sót. Họ sợ sai sót thì họ sẽ chuyển viện nếu chuyển hết lên Hà Nội lấy đâu ra chỗ. Chưa kể, một người chuyển viện kèm theo rất nhiều chi phí ô tô đưa đón, người nhà bỏ công bỏ việc lên thăm nuôi chưa kể những tai nạn giao thông, quá tải, trộm cướp”.

TS Nguyễn Hữu Dũng – Trưởng Khoa thận Nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc bắt người làm vệ sinh máy là đúng, riêng người ở phòng vật tư chịu trách nhiệm kiểm tra cũng cần xem xét vì bản thân họ chưa chắc đã biết sục bằng hóa chất gì.

Còn bác sĩ Hoàng Công Lương phải chịu hậu quả liên đới có thể cho tại ngoại, xem bác sĩ có liên đới gì không chứ truy tố ngay bác sĩ thì không phải. Xét về quy trình, hôm đó bác sĩ Lương có mặt đúng giờ, ra chỉ định đúng tất cả những gì bác sĩ đã làm đúng trách nhiệm của mình.

Nếu bác sĩ có hỏi kết quả sửa chữa tốt không, mọi người bảo tốt thì bác sĩ sẽ tin họ. Bởi vì đã có hợp đồng làm việc nên bác sĩ tin họ. Nếu bác sĩ không tin mà bắt người sửa máy làm lại cho xem thì cũng khó bởi có hợp đồng họ đã tin nhau.

“Câu hỏi có được phép bán hợp đồng không, người ký hợp đồng có đủ năng lực và có hiểu biết về y tế không bởi vì y tế không phải có kinh nghiệm là được và không phải ai làm cũng được.

Bác sĩ Lương chỉ là người liên đới trong sự việc nghiêm trọng chứ không phải đối tượng gây vụ việc nên bắt tạm giam thì chưa hợp lý lắm.” – TS Dũng nói.

8 người chết khi chạy thận: Bộ CA nói gì việc bắt bác sĩ?

Bộ Công an cho biết chưa nhận được văn bản chính thức kiến nghị xem xét việc khởi tố, bắt giam bác sĩ Hoàng Công Lương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thúy (Infonet)
Sốc phản vệ tập thể, nhiều người tử vong Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN