Sự cố tràn 45.000 m3 bùn thải là rất nghiêm trọng

Sự kiện: Lào Cai Thời sự

Theo TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường, với khối lượng bùn thải lên tới 45.000 m3 cùng hàm lượng axit rất cao, sự cố vỡ đập chứa bùn thải Gyps của Công ty Cổ phần DAP 2, Lào Cai là rất nghiêm trọng.

Sự cố tràn 45.000 m3 bùn thải là rất nghiêm trọng - 1

 Sự cố vỡ đập hồ chứa bùn thải khiến cho 45.000 m3 bùn thải nguy hại tràn ra môi trường. Ảnh: baolaocai.vn.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường, với khối lượng bùn thải lên tới 45.000 m3 cùng hàm lượng axit rất cao, sự cố vỡ đập chứa bùn thải Gyps của Công ty Cổ phần DAP 2, Lào Cai là rất nghiêm trọng.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khoảng 12h00 ngày 7/9/2018 xảy ra vụ việc vỡ đập chứa Gyps thải của Công ty Cổ phần DAP 2, Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Sự cố khiến 45.000 m3 nước thải chứa bùn (bùn thải Gyps) tràn ra môi trường, ảnh hưởng tới 39 hộ dân sống trong khu vực xung quanh. Đặc biệt, bùn thải còn tràn ra 2 con suối chảy vào sông Hồng.

Có mặt tại hiện trường sự cố, ông Hoàng Văn Vy, Trưởng đoàn công tác của Tổng cục Môi trường cho biết, con đập chứa bùn thải bị sạt lở 60m chiều dài. Đo nhanh tại hiện trường cho thấy, nồng độ pH trong nước thải chứa bùn rất thấp. Điều đó có nghĩa bùn thải tràn ra môi trường có tính axit rất cao. Nước thải cũng tràn qua 2 con suối đến sông Hồng. Tuy nhiên, do đang trong mùa lũ nên chưa ghi nhận thấy hiện tượng bất thường trên sông Hồng, điểm giáp ranh với 2 con suối gặp sự cố.

Ông Vy cho biết, sáng qua (8/9), cơ quan chức năng đã đắp lại 60 m đập bị sự cố, sử dụng 500 tấn vôi trên 2 con suối chảy ra sông Hồng để trung hòa nồng độ axit. Hiện nay cơ quan chức năng đang tiếp tục khảo sát các khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố. Các mẫu nước, đất ở những nơi xảy ra sự cố, trong đó có con suối giáp ranh sông Hồng đã được cơ quan chức năng lấy mẫu, đưa về Tổng cục Môi trường phân tích. Khi có kết quả mới đánh giá được hết mức độ nguy hại của bùn thải và ảnh hưởng của sự cố.

Ông Vy cho biết thêm, phía UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với công ty thông báo cho người dân không được sử dụng nguồn nước bị ảnh hưởng để sinh hoạt, hay nuôi trồng thủy sản, tránh rủi ro cho sức khỏe. Trước mắt, phía công ty hỗ trợ cho 5 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình gặp sự cố. Các cơ quan chức năng của Lào Cai đang tiếp tục phối hợp thống kê thiệt hại, làm cơ sở xác định yêu cầu bồi thường sau này.

Theo TS Hoàng Dương Tùng, bùn thải Gyps là chất thải nguy hại với hàm lượng axit rất cao, gây tác động xấu lên môi trường đất, nước, cuộc sống của sinh vật nơi xảy ra sự cố. Ông Tùng cho rằng với mức độ nguy hại của bùn thải và quy mô 45.000 m3, đây là sự cố tràn bùn thải hết sức nghiêm trọng, cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng.

TS Tùng cho biết thêm, Tổng cục Môi trường trước đó cũng nhiều lần khuyến cáo Khu công nghiệp Tằng Lỏong về nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra đối với hồ chứa bùn thải Gyps của Công ty DAP 2 tại đây. Với các chất thải nguy hại như Gyps, hồ chứa cần phải được xây dựng rất kiên cố, chịu được những tác động của mưa lũ, động đất. Bản thân công ty này cũng từng bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề bảo vệ môi trường.

Vỡ bể chứa bãi thải nhà máy phân bón, nước thải tràn vào nhà dân

Đập chứa bãi thải của Nhà máy sản xuất phân bón Diamon Phốt-Phát (Lào Cai) đã bị vỡ khiến nước thải tràn vào nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Hoài ([Tên nguồn])
Lào Cai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN