Sông Tô Lịch đang hồi sinh như thế nào?

Mặc dù hai điểm xử lý thí điểm nước ô nhiễm mới được đặt xuống lòng sông Tô Lịch và một góc hồ Tây chỉ khoảng 3 ngày nhưng nhiều người dân tại đây cảm nhận rõ là góc sông đã hạn chế bốc mùi hôi thối.

Sông Tô Lịch đang hồi sinh như thế nào? - 1

Điểm xử lý nước ô nhiễm tại thượng lưu sông Tô Lịch, đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy).

Chiếc máy xử lý nước thải ô nhiễm bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản được đặt thí điểm tại một góc hồ Tây với diện tích khoảng 1.000m (đoạn đối diện số 161 phố Nguyễn Đình Thi) và một đoạn sông Tô Lịch với tổng chiều dài khoảng 300m (đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy).

Có thể nói, những ngày qua, không chỉ những người dân sinh sống tại khu vực thượng lưu hai bên bờ sông Tô Lịch "nín thở" chờ đợi sự thay đổi kỳ diệu, mà những cư dân Thủ đô cũng kỳ vọng dòng "sông chết" này có thể được hồi sinh, trở về với không gian thoáng đãng và trở thành điểm du lịch, giao thương vốn có của dòng sông.

Sông Tô Lịch đang hồi sinh như thế nào? - 2

Nhiều cư dân Thủ đô đặt kỳ vọng vào những chiếc máy nhỏ nhắn có thể tái sinh dòng "sông chết".

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại điểm thượng lưu sông Tô Lịch, mặc dù những chiếc máy xử lý ô nhiễm mới chỉ hoạt động được 3 ngày, nhưng nhiều người dân sinh sống tại đây đều đánh giá tích cực ở đoạn sông này.

Bà Nguyễn Thị Ngoan (54 tuổi, tiểu thương tại khu vực đường Nguyễn Đình Hoàn – Hoàng Quốc Việt) cho hay: "Là người bán hàng bên cạnh bờ sông nên tôi hứng đủ mùi hôi khó chịu bốc lên từ dòng sông, đặc biệt là vào những ngày hè oi ả, mùi hôi bốc lên càng nhiều vào những buổi chiều hoàng hôn. Tuy nhiên, chỉ cần đến ngày thứ 2 đặt máy xuống lòng sông, chúng tôi cảm nhận rất rõ mùi hôi thối bốc lên từ lòng sông đã dịu đi rất nhiều so với những ngày trước".

Sông Tô Lịch đang hồi sinh như thế nào? - 3

Khoảng nước khu vực máy xử lý đã giảm sánh, giảm mùi so với khoảng nước ở bờ đối diện.

Cũng theo bà Ngoan, những chiếc máy xử lý nước ô nhiễm hoạt động êm đềm cả ngày lẫn đêm, vào những buổi chiều, những người dân đi bộ hai ven bờ sông sẽ thấy rất rõ những khoảng hồi sinh của sông Tô Lịch. Đặc biệt là ở khu vực gần chiếc máy xử lý, không còn những mảng màng kết tinh bóng bảy trên mặt nước.

Ông Trần Văn Tạo (65 tuổi, tại phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy) cho biết: "Vào buổi chiều, nhìn từ đoạn cầu chui đầu đường Hoàng Quốc Việt hướng theo dòng sông Tô Lịch sẽ thấy, khoảng nước có chiều dài 300m được xử lý này sạch hơn thời điểm trước rất nhiều, nước chuyển màu và trong hơn, đặc biệt, quan sát quá trình thu nước xử lý và đào thải nước lọc ra từ máy, nguồn nước không còn đục và sánh như trước đó. Tôi cho rằng đây là những dấu hiệu tích cực, rất cần để tạo không gian thoáng dãng cho một Thủ đô đông đúc, chật hẹp như hiện nay".

Sông Tô Lịch đang hồi sinh như thế nào? - 4

Điểm xử lý tại một góc hồ Tây cũng có nhiều dấu hiệu tích cực tương tự.

Tương tự, ghi nhận tại điểm xử lý ô nhiễm tại hồ Tây, ông Trần Hữu Bình (50 tuổi) - nhân viên trông coi điểm xử lý tại đây cho biết: "Trước kia, sau khi tắm ở khu vực ven hồ Tây, tôi cảm thấy ngứa ngáy, rất khó chịu. Đây là biểu hiện sau tắm của rất nhiều người chứ không riêng tôi. Tuy nhiên, sau hơn 2 ngày chiếc máy đi vào xử lý, tôi tắm ở khu vực nước này không còn có biểu hiện bị ngứa nữa. Vùng nước được cô lập để thí điểm xử lý cũng chuyển màu sáng hơn so với vùng nước hồ Tây".

Sông Tô Lịch đang hồi sinh như thế nào? - 5

Khoảng nước đã qua xử lý chuyển màu xanh trong.

Sông Tô Lịch đang hồi sinh như thế nào? - 6

Nhiều người dân Thủ đô đặt niềm tin vào công nghệ của đất nước Nhật Bản có thể hồi sinh những nguồn nước ô nhiễm trong lòng Thủ đô.

Trước sự hồi sinh tích cực nguồn nước ô nhiễm tại một góc sông Tô Lịch, nhiều người dân Thủ đô đặt niềm tin vào công nghệ của đất nước Nhật Bản và hy vọng, dự án thử nghiệm thành công. Qua đó, cách thức xử lý này có thể được nhân rộng khắp dòng sông, đặc biệt là khu vực hạ lưu, từ đoạn Ngã Tư Sở trải dài đến khu Định Công, Hoàng Mai.

Trước đó, theo thuyết minh kỹ thuật từ chuyên gia Nhật Bản, các máy xử lý chạy bằng năng lượng điện, được đặt chìm dưới lòng sông, tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng ôxy, xử lý bùn thải, tạo nên dòng nước trong lành hơn. 

Mặc dù có thiết kế khá đơn giản và nhỏ gọn, thế nhưng những chiếc máy này lại có khả năng xử lý tới 1,35 triệu m3 nước thải trên một ngày đêm, gấp 9 lần lượng nước thải mà sông Tô Lịch phải tiếp nhận trong cùng thời gian. Từ đó, có thể kỳ vọng nước thải luôn được xử lý triệt để mà không có tình trạng lưu lắng, gây bốc mùi ở sông Tô Lịch.

Kết quả bất ngờ sau 1 ngày đặt “bảo bối” của Nhật xuống lòng sông Tô Lịch

4 chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được các chuyên gia Nhật Bản đặt xuống sông Tô Lịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN