Phát hiện viên ngọc trai cổ nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu người Pháp đã khai quật được viên ngọc trai tự nhiên lâu đời nhất từ trước tới nay tại một khu khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá mới ở Ả-rập. Phát hiện này chứng tỏ ngư dân ở đây là những người đầu tiên trên thế giới biết bắt trai lấy ngọc đầu.

Được phát hiện tại một khu khảo cổ tại Umm al Quwain thuộc Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), viên ngọc trai được xác định hình thành trong thời gian giữa 5547 năm và 5235 năm trước Công Nguyên.

“Các nhà nghiên cứu về ngọc trai và nữ trang đều cho rằng viên ngọc trai lâu đời nhất trên thế giới thuộc về viên ngọc trai 5000 năm tuổi Jomon được phát hiện ở Nhật Bản. Nhưng phát hiện tại bờ biển phía đông nam Ả-rập cho thấy điều này không đúng”, Vincent Charpentier, Sophie Méry và các cộng sự thuộc đoàn khảo học của Bộ Ngoại giao Pháp tại UAE cho biết trên tạp chí Arabian Archaeology and Epigraphy.

Viên ngọc trai có đường kính 2mm và có niên đại cách đây khoảng 7.500 năm là một trong những viên ngọc trai mới nhất được phát hiện tại các khu khảo cổ trên bán đảo Ả-rập.

Trong những năm vừa qua, các nhà nghiên cứu đã khai quật được 101 viên ngọc trai thuộc thời kỳ đồ đá mới, bao gồm ngọc của loài trai lớn Pinctada margaritifera và loài trai Pinctada radiata nhỏ hơn, nhưng tạo ra ngọc có chất lượng hơn.

“Phát hiện khảo cổ ngọc trai cho thấy rằng những ngư dân cổ đại ở đây đã bắt đầu biết bắt trai lấy ngọc, nhưng nghề này không còn tồn tại ở khu vực này ngày nay”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Những ngư dân cổ đại chủ yếu sử dụng ngọc trai để làm đồ trang sức và sử trong nghi thức mai táng người chết. Ngoài ra, họ còn sử dụng vỏ của loài trai Pinctada margaritifera chế tác thành lưỡi câu để câu những loài cá lớn như cá ngừ và cá mập.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Livescience) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN