Phát hiện 2 mặt trăng siêu nhỏ của sao Mộc

Các nhà khoa học khẳng định 1 trong 2 mặt trăng của sao Mộc vừa được phát hiện mới đây là mặt trăng nhỏ nhất trong Hệ mặt trời.

Các nhà thiên văn học thuộc trường đại học British Columbia (Canada) vừa công bố họ đã phát hiện thêm 2 mặt trăng mới có quỹ đạo quay quanh sao Mộc. Phát hiện này nâng tổng số mặt trăng hiện tại của sao Mộc lên con số 67.
Hai mặt trăng S/2010 J1 và S/2010 J2 có đường kính lần lượt là 3.000m và 2.000m, rất nhỏ so với đường kính 3.400km của mặt trăng quay quanh Trái đất. Các nha khoa học đo kích thước và khoảng cách của 2 vệ tinh tí hon này dựa trên ánh sáng của chúng phát ra.

Thực tế, 2 mặt trăng S/2010 J1 và S/2010 J2 được kính thiên văn phát hiện lần đầu tiên vào năm 2010, nhưng các nhà khoa học cần nhiều tháng sau đó để theo dõi và vẽ bản đồ quỹ đạo của chúng trước khi công bố là mặt trăng mới của sao Mộc.

Phát hiện 2 mặt trăng siêu nhỏ của sao Mộc - 1

Phát hiện này nâng tổng số mặt trăng hiện tại của sao Mộc lên con số 67

Với đường kính chỉ khoảng 2.000m, mặt trăng S/2010 J2 được các nhà thiên văn học thuộc trường đại học British Columbia nhận định là mặt trăng nhỏ nhất trong Hệ mặt trời hiện nay. Họ cũng cho biết có thể vẫn còn hàng chục mặt trăng có kích thước tương tự S/2010 J1 và S/2010 J2 quay quanh sao Mộc, nhưng chưa được phát hiện.

Mặt trăng lớn nhất của sao Mộc hiện nay là Ganymede với đường kính lên tới 5.262km – gần gấp 2 lần đường kính mặt trăng của Trái đất. Một số mặt trăng của sao Mộc có bầu khí quyển riêng, bao gồm trăng Europa có bề mặt bao phủ bởi băng và bầu khí quyển chứa ôxy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo Huffington Post UK) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN