Ông Tây vật vã học lái xe máy rẽ trái ở VN

"Đã có một lần tôi rất bối rối vì kiểu rẽ trái quái lạ của mình lọt vào tầm mắt hiếu kỳ của một nhóm học sinh nam. Tôi cảm thấy thật may mắn khi mình không biết tiếng Việt".

Nhà báo người Mỹ Debi Goodwin kể câu chuyện của mình về những chiếc xe máy ở Việt Nam...

Những chiếc xe máy có ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Nhưng cách mà người dân sử dụng xe máy lại có sự khác biệt tùy theo từng địa phương.

Vào mỗi buổi sáng trong tuần ở TP HCM, những người đàn ông và phụ nữ thường mặc đồ công sở, đeo khẩu trang chống ô nhiễm khi đi xe trên phố. Vào những buổi tối hoặc ngày cuối tuần thì khác, họ ăc mặc thoáng hơn, nhiều khi chở thêm 1, 2, đôi khi là đến 3 đứa trẻ ở phía sau, với khuôn mặt thoải mái, bất kể thời tiết như thế nào.

Ông Tây vật vã học lái xe máy rẽ trái ở VN - 1

Một buổi sáng ở TP HCM

Ở Đà Lạt, một thành phố ở vùng cao nguyên được người Pháp xây dựng trong thời kỳ chiếm đóng Việt Nam, âm thanh do những chiếc xe máy tạo ra như tan loãng trong không gian thoáng đãng của các vùng trồng hoa, rau quả, cà phê, trang trại chăn nuôi hay các đồi thông…

Trên vùng đất màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long, tôi thấy những người phụ nữ đi xe máy từ nhà đến ruộng lúa, nơi họ sẽ dành phần lớn thời gian làm việc trong ngày. Nhờ chiếc xe máy, thời gian di chuyển rút ngắn đáng kể, và họ có nhiều thời gian hơn để tăng gia sản xuất.

Cuối cùng, tại đô thị ven biển Hội An, tôi biết rằng mình đã tìm thấy một nơi để làm được nhiều thứ hơn là một người người quan sát thuần túy.

Với những ngôi nhà màu nghệ tây có niên có niên đại vào thế kỷ 15, Hội An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, và có lẽ đây là thị trấn đẹp nhất của Việt Nam. Đây là một trong số ít nơi mà xe ô tô bị cấm.

Điều khiến tôi cảm thấy thích thú hơn là Hội An chỉ có 30.000 dân, so với con số 8 triệu của TP HCM - thành phố mà mọi thứ có vẻ như không bao giờ chịu ngừng chuyển động. Ở Hội An, chỉ cần vài phút là bạn đã có thể bước ra ngoài thị trấn.

Sau một một đêm nghỉ ngơi, tôi thức dậy với ý nghĩ rằng, nếu không thể kiếm được một chiếc xe máy ở Hội An, chuyến đi Việt Nam của tôi sẽ trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Trên mạng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy địa chỉ của những nơi cho khách du lịch thuê xe máy tại các thành phố du lịch của Việt Nam và Hội An cũng không phải ngoại lệ.

Ông Tây vật vã học lái xe máy rẽ trái ở VN - 2

So với TP HCM, Hội An thực sự là địa điểm an toàn để khách nước ngoài vi vu bằng xe máy

Tuy vậy, có một số thông tin cảnh báo rằng bạn nên cẩn thận với một chiêu lừa như sau: một ai đó có chiếc bản sao chìa khóa chiếc xe máy bạn thuê sẽ bám theo bạn, chờ đợi lúc bạn rời khỏi chiếc xe để nhảy lên nó và đi mất. Và bạn sẽ phải đền cho cửa hàng chiếc xe máy vì tội làm mất nó.

Tôi đã thuê một chiếc xe tay ga tại nhà hàng chúng tôi ăn vào buổi tối hôm trước. Với ít hơn 5 USD, tôi chỉ có thể thuê một chiếc xe Honda màu đen. Người chủ đổ xăng vào bình, đưa tôi bản đồ thị trấn và chiếc mũ bảo hiểm.

Ở Việt Nam, đội mũ bảo hiểm đã trở thành điều bắt buộc khoảng 1 thập niên gần đây. Có quy định về nhãn mác dành cho những chiếc mũ. Nhưng chiếc mũ màu đen của tôi không có bất kỳ một nhãn hiệu nào, có vẻ như nó đã sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam.

Với một chút lo lắng, tôi bắt đầu lượn đi trên trục đường chính của Hội An. Mọi thứ diễn ra thuận lợi, tôi đã nhanh chóng làm quen được với đường phố nơi đây trên chiếc xe máy của mình.

Không mất quá nhiều thời gian để dạo qua các khu phố với nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, hiệu may, một trường học, một khu nhà vàng lên tiếng tụng kinh của các Phật tử trẻ… Tôi bắt đầu chạy ra khu vùng nông thôn, nơi có những cánh đồng lúa và những chú trâu đang gặm cỏ. Có hai lần tôi phải bóp còi, một lần là vì hai cô gái trẻ đạp xe phía trước, lần khác là gặp những người dân địa phương trên đường đi làm.

Chiếc mũ bảo hiểm lỏng lẻo cũng khiến tôi phải dừng lại để thắt cho chặt, nhưng nó vấn cứ đung đưa dữ dội khi xe phóng nhanh, chực muốn bay ra khỏi đầu. Có lẽ nó chỉ để làm cảnh chứ không có mấy tác dụng thiết thực.

Khi tôi dừng lại bên bãi biển với ý định đi bộ trên cát, một người đàn ông trẻ yêu cầu tôi trả tiền để trông xe. Tôi thay đổi ý định và quay trở về thị trấn theo một con đường khác.

Trên một con đường nông thôn, tôi thấy những người dân đang mua bán mì gạo, thịt và cả những chiếc áo phông. Tôi định dừng lại chụp một số bức ảnh, nhưng cuối cùng vẫn phóng vút đi vì cảm thấy thích thú với tốc độ hơn.

Sau vài giờ đồng hồ khám phá các con đường khác nhau, tôi trở về Hội An. Sau chuyến đi, có lẽ tôi đã nắm được phần nào nghệ thuật di chuyển bằng xe máy ở Việt Nam, nơi nhiều nút giao thông không có đèn báo hiệu, không có các điểm dừng đỗ theo quy định. Thú thực, có đôi lúc tôi đã phải nín thở.

Đáng buồn là tôi vẫn chưa thể rẽ trái theo phong cách Việt Nam. Mỗi lần muốn rẽ trái, tôi thường đi quá nơi muốn rẽ, sau đó dừng lại và quay xe vào thời điểm thích hợp để tránh phải đối mặt với những chiếc xe khác đang lao tới. Đã có một lần tôi rất bối rối vì kiểu rẽ trái quái lạ của mình lọt vào tầm mắt hiếu kỳ của một nhóm học sinh nam. Tôi cảm thấy thật may mắn khi mình không biết tiếng Việt.

Khi quay trở lại thị trấn, tôi đã dừng lại ở một đèn giao thông hiếm hoi. Hai người đàn ông có nước da ngăm đen của những người phải làm việc thường xuyên ngoài trời nắng đi trên một xe gắn máy dừng lại bên cạnh tôi. Họ nhìn tôi chằm chằm khiến tôi tự hỏi mình có làm điều gì khác thường so với tập quán của người dân địa phương không.

Rồi đèn xanh bật sáng, họ nhìn tôi cười với ngón tay cái giơ lên - cử chỉ thể hiện thiện chí đối với du khách nước ngoài. Tôi cũng mỉm cười đáp lại và phóng đi trên con đường bụi bặm của mình.

Lần tới, chắc chắn tôi sẽ rẽ trái được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Văn Hòa (Đất Việt/USA Today)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN