Những hình ảnh rước kiệu "Vua, Chúa sống" náo nhiệt ở Hà Nội

Sự kiện: Lễ hội

Nghi lễ rước Vua, Chúa giả bằng người thật tại Lễ hội Đền Sái (huyện Đông Anh, Hà Nội) được người dân làng Thụy Lôi tổ chức trọng thể, quy mô.

Hàng năm, vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch, Lễ hội Đền Sái lại được người dân làng Thụy Lôi tổ chức trọng thể. Với những nghi thức rước '"Vua, Chúa sống", lễ hội đã thu hút lượng lớn người tham gia trẩy hội.

Hàng năm, vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch, Lễ hội Đền Sái lại được người dân làng Thụy Lôi tổ chức trọng thể. Với những nghi thức rước '"Vua, Chúa sống", lễ hội đã thu hút lượng lớn người tham gia trẩy hội.

Lễ hội Đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước Vua, Chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.

Lễ hội Đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa với nghi lễ rước Vua, Chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.

Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Sái, người dân trên địa bàn thực hiện một cách công phu. Người dân phải chọn ra những người đóng vua giả, công chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là người đàn ông vào tuổi 55. Vào ngày mồng 8 Tết, những người được chọn phải chuẩn bị hai mâm cỗ với mâm lớn dâng lên đền Sái, mâm nhỏ mang ra cúng thành hoàng làng. Sau khi hoàn thành lệ làng, họ sẽ được gọi là quan thượng thính.

Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Sái, người dân trên địa bàn thực hiện một cách công phu. Người dân phải chọn ra những người đóng vua giả, công chúa giả và các quan. Những người được chọn phải là người đàn ông vào tuổi 55. Vào ngày mồng 8 Tết, những người được chọn phải chuẩn bị hai mâm cỗ với mâm lớn dâng lên đền Sái, mâm nhỏ mang ra cúng thành hoàng làng. Sau khi hoàn thành lệ làng, họ sẽ được gọi là quan thượng thính.

Đặc biệt, người được chọn đóng làm Vua giả phải là người khỏe mạnh, không có dị tật. Khâu chọn người đóng vua giả được diễn ra từ lúc người này làm lễ thượng thính, trải qua đôi lần đóng vai quan và chúa giả.

Đặc biệt, người được chọn đóng làm Vua giả phải là người khỏe mạnh, không có dị tật. Khâu chọn người đóng vua giả được diễn ra từ lúc người này làm lễ thượng thính, trải qua đôi lần đóng vai quan và chúa giả.

Những ai trong độ tuổi 71 sẽ tự sắm áo thụng, mũ cánh chuồn và đôi hia, kiệu rước lộng lẫy sơn son thếp vàng.

Những ai trong độ tuổi 71 sẽ tự sắm áo thụng, mũ cánh chuồn và đôi hia, kiệu rước lộng lẫy sơn son thếp vàng.

Còn những ai đã qua lễ thượng thính đến tuổi 60 sẽ được đóng làm quan "tứ trụ" với gồm quan trấn phủ, quan tám lý, quan đề lĩnh và quan tự vệ.

Còn những ai đã qua lễ thượng thính đến tuổi 60 sẽ được đóng làm quan "tứ trụ" với gồm quan trấn phủ, quan tám lý, quan đề lĩnh và quan tự vệ.

Những hình ảnh rước kiệu "Vua, Chúa sống" náo nhiệt ở Hà Nội - 7

Theo ban tổ chức Lễ hội đền Sái, trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Người được chọn đóng Vua sẽ tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, trong khi người được chọn đóng Chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.

Theo ban tổ chức Lễ hội đền Sái, trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Người được chọn đóng Vua sẽ tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, trong khi người được chọn đóng Chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.

Sau đó, Chúa sẽ vòng sang đền Thượng cùng Vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn. Đây là hành động biểu trưng cho việc chém đầu tinh gà trắng ngày trước. Tiếp đến lễ mừng tựa, tức bêu đầu gà tượng trưng cho việc tinh gà trắng đã bị tiêu diệt, nhà vua có thể yên tâm tiếp tục xây thành.

Sau đó, Chúa sẽ vòng sang đền Thượng cùng Vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn. Đây là hành động biểu trưng cho việc chém đầu tinh gà trắng ngày trước. Tiếp đến lễ mừng tựa, tức bêu đầu gà tượng trưng cho việc tinh gà trắng đã bị tiêu diệt, nhà vua có thể yên tâm tiếp tục xây thành.

Di tích lịch sử đền Sái được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1986, là nơi thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ có công giúp vua Thục - An Dương Vương xây thành Cổ Loa, với nghi lễ rước vua giả đặc sắc, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường của các thế hệ người Việt Nam.

Di tích lịch sử đền Sái được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1986, là nơi thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ có công giúp vua Thục - An Dương Vương xây thành Cổ Loa, với nghi lễ rước vua giả đặc sắc, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường của các thế hệ người Việt Nam.

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước “Vua, Chúa sống” mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của người dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng và người dân huyện Đông Anh nói chung.

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước “Vua, Chúa sống” mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của người dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng và người dân huyện Đông Anh nói chung.

Năm nay, hai bậc cao niên gồm cụ Nguyễn Quang Vinh đóng vai “Vua sống” còn cụ Trần Văn Tích (73 tuổi) giả làm “Chúa sống”. Kiệu “Chúa sống” năm nay được gần 30 thanh niên là con cháu dòng họ Trần thay phiên nhau đỡ và tung hô. Trong khi trai tráng tung kiệu, "Chúa sống" ngồi trên vung kiếm chém để khuấy động hào khí. Bên cạnh vai Vua và Chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 "vị quan" trong vai Thị vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các "thê thiếp, con cháu" đi bên cạnh.

Năm nay, hai bậc cao niên gồm cụ Nguyễn Quang Vinh đóng vai “Vua sống” còn cụ Trần Văn Tích (73 tuổi) giả làm “Chúa sống”. Kiệu “Chúa sống” năm nay được gần 30 thanh niên là con cháu dòng họ Trần thay phiên nhau đỡ và tung hô. Trong khi trai tráng tung kiệu, "Chúa sống" ngồi trên vung kiếm chém để khuấy động hào khí. Bên cạnh vai Vua và Chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 "vị quan" trong vai Thị vệ, Tán lý, Đề lĩnh và Trấn thủ (trên 60 tuổi). Các "thê thiếp, con cháu" đi bên cạnh.

Theo kế hoạch của ban tổ chức, lễ hội đền Sái Xuân Quý Mão 2023 sẽ được tổ chức đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Theo kế hoạch của ban tổ chức, lễ hội đền Sái Xuân Quý Mão 2023 sẽ được tổ chức đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhộn nhịp chợ “thịt thú rừng” giả ở lễ hội chùa Hương

Đầu xuân Quý Mão 2023, khách thập phương lại nô nức kéo nhau hành hương về nơi đất Phật  tham dự Lễ hội chùa Hương, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Tuy nhiên, chốn thiền tâm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hữu Hưng ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN