Nguy cơ tái nhiễm biến thể phụ của Omicron

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.2 còn được gọi là “Omicron tàng hình” đang lây lan tại khoảng 100 quốc gia, khi mắc BA.1 vẫn có khả năng tái nhiễm BA.2 ở phần lớn những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng.

Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện nhiễm biến thể Omicron. Đáng chú ý, biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%. Tại TPHCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gen. Ngoài ra biến thể BA.2 có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

Người cao tuổi, mắc bệnh nền cần được bảo vệ trước biến thể phụ của Omicron. Ảnh: Thái Hà

Người cao tuổi, mắc bệnh nền cần được bảo vệ trước biến thể phụ của Omicron. Ảnh: Thái Hà

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), cho biết Omicron là chủng có 36 đột biến trong protein gai, giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người dẫn đến tốc độ lây lan nhanh. Biến thể này gây ra các triệu chứng nhẹ nhưng nếu không kiểm soát được sẽ dẫn tới ca nhiễm tăng dễ dẫn tới quá tải cho các bệnh viện, hệ thống y tế, từ đó tăng ca tử vong. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt 5K vì 5K giúp cản trở lây nhiễm. “Hiện virus chưa có biến đổi về đường lây, vẫn lây qua giọt bắn. Tại các địa phương dịch vốn đã rất căng thẳng, nếu phân tầng điều trị không thích hợp sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nhân tử vong”, TS Phu nói đồng thời khuyến cáo các địa phương cần đẩy nhanh việc tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Đến nay việc biến thể Omicron có vô hiệu hóa hay làm giảm hiệu quả vắc xin COVID-19 hay không vẫn chưa rõ ràng, nhưng TS Phu cho hay một số nghiên cứu của quốc tế chỉ ra, tiêm vắc xin mũi 3 sẽ có tác dụng bảo vệ tốt hơn trước chủng mới.

Có 8 triệu chứng nhiễm biến thể Omicron gồm: ho, chảy nước mũi, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ, sốt, hắt hơi. Trong số này, ho, chảy nước mũi và mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến nhất, sốt và hắt hơi ít nhất. Sau đó, các chuyên gia y tế công cộng bổ sung thêm triệu chứng buồn nôn vào danh sách các triệu chứng ở những người đã tiêm phòng mà vẫn nhiễm biến thể Omicron.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Thành viên Nhóm bác sĩ online hỗ trợ điều trị F0 tại nhà cho biết nếu người bệnh đã nhiễm chủng Delta, vẫn có thể nhiễm chủng Omicron trong vòng 1-2 tháng. “Muốn phân biệt nhiễm Delta hay Omicron, nhiễm biến thể phụ BA.1 hay BA.2 chỉ có cách giải trình tự gene để xác định”, bác sĩ Hoàng nói. Tuy nhiên bác sĩ Hoàng khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, dù nhiễm Omicron hay Delta, người dân không nên chủ quan và sợ hãi. “Người dân cần bình tĩnh, không uống thuốc vô tội vạ, nên theo các hướng dẫn chính thống từ Bộ Y tế, Sở Y tế”, bác sĩ Hoàng nói.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, Omicron có thể là một biến thể kết thúc của cơn “đại hồng thủy” COVID-19. Theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, có thể Omicron không gây tăng nặng như nhiều nghiên cứu dịch tễ đã chỉ ra nhưng với tốc độ lây lan nhanh như hiện nay Omicron sẽ làm quá tải hệ thống y tế nếu không có cách tổ chức bài bản khoa học.

Bảo vệ nhóm nguy cơ trước biến thể mới

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TPHCM phân tích, một biến chủng virus có nhiều nhánh, nhiều dòng khác nhau không phải chuyện lạ, không phải chỉ có ở SARS-CoV-2. “Lúc trước, biến chủng Ấn Độ cũng có mấy nhánh nhưng rồi biến chủng Delta cũng lấn át. BA.2 lây nhanh thì sẽ nhanh chóng lấn át BA.1. Nhiễm Omicron loại nào thì bệnh lí cũng giống nhau, người nào tiêm vắc xin rồi thì nhẹ”, bác sĩ Khanh nói.

Về chuyện tái nhiễm, mắc BA.1 Omicron rồi có thể mắc lại biến chủng BA.2 hay không, theo bác sĩ Khanh “là có thể nhưng cực hiếm và cũng ở người có cơ địa đặc biệt. Theo một nghiên cứu của Đan Mạch thì tỉ lệ chỉ là một vài phần triệu”. Ông cho rằng nhiễm Delta rồi có thể tái nhiễm Omicron, tỉ lệ chừng 5%-10% nhưng bệnh cảnh cũng nhẹ. “Tái nhiễm nhẹ là vì lần mắc bệnh trước cũng đã cung cấp cho cơ thể một lượng kháng thể nhất định rồi, mà bản chất Omicron là nhẹ. Còn nhiễm Omicron thì không sợ tái nhiễm Delta nữa, mà Delta có thể đã biến mất trong một số cộng đồng. Bởi lẽ, virus nào lây nhanh hơn thì loại đó sẽ lấn át. Theo tôi, lây nhanh mà bệnh nhẹ, không quá tải khối hồi sức, lây trên một cộng đồng đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin thì không quá lo lắng. Điều cần làm trong lúc này là bảo vệ đối tượng nguy cơ, hạn chế sự lây lan cho nhóm này; bảo đảm cho họ tiếp cận được sớm, tốt nhất thuốc kháng virus, kháng thể đơn dòng...”.

Chung quan điểm này, TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: “Chúng ta phải lưu ý bảo vệ các đối tượng dễ có nguy cơ bị nặng khi mắc COVID-19 như người có bệnh nền. Việc hạn chế các ca bệnh nặng sẽ giúp giảm tải cho hệ thống y tế, đặc biệt là đơn vị cấp cứu - hồi sức, từ đó giảm tỉ lệ tử vong”.

Nguồn: [Link nguồn]

Thứ trưởng Bộ Y tế: Nghiên cứu để ứng phó với bệnh nhân Covid-19 tái nhiễm

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đến giờ, rất nhiều người tiêm đủ liều vẫn nhiễm Covid-19, như vậy vẫn chưa đạt được hiệu quả bảo vệ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Minh ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN