Người dân chen chân về Phủ Dầy dâng lễ, tham gia phiên Chợ Viềng "mua may bán rủi" trong đêm

Sự kiện: Lễ hội

Đêm qua mùng 7 Tết, hàng nghìn người chen chân dâng lễ, tham gia phiên chợ đêm "mua may bán rủi" tại Chợ Viềng Phủ Dầy sau 3 năm bị gián đoạn bởi dịch COVID-19.

Chợ Viềng Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) là phiên chợ truyền thống nổi tiếng và đặc sắc, được tổ chức một phiên duy nhất vào đêm mùng 7 và mùng 8 Tết hàng năm.

Chợ Viềng Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) là phiên chợ truyền thống nổi tiếng và đặc sắc, được tổ chức một phiên duy nhất vào đêm mùng 7 và mùng 8 Tết hàng năm.

Gần như bất cứ người dân nào khi tham dự Chợ Viềng đều xách trên tay một món đồ, phần lớn là hoa cây cảnh hoặc đồ nông cụ.

Gần như bất cứ người dân nào khi tham dự Chợ Viềng đều xách trên tay một món đồ, phần lớn là hoa cây cảnh hoặc đồ nông cụ.

Chợ Viềng (lối gọi theo tiếng cổ của Chợ Xuân) là phiên chợ đầu năm họp vào đêm mùng 7 ngày mùng 8 ở Nam Định. Theo gia phả họ Trần thì chợ Viềng có từ thời cổ xưa và hình thành theo tục lệ làng xã của người dân địa phương. Từ " Viềng" là từ Hán Việt có nghĩa là: thăm hỏi, viếng thăm, trò chuyện.

Chợ Viềng (lối gọi theo tiếng cổ của Chợ Xuân) là phiên chợ đầu năm họp vào đêm mùng 7 ngày mùng 8 ở Nam Định. Theo gia phả họ Trần thì chợ Viềng có từ thời cổ xưa và hình thành theo tục lệ làng xã của người dân địa phương. Từ " Viềng" là từ Hán Việt có nghĩa là: thăm hỏi, viếng thăm, trò chuyện.

Tại phiên chợ, các sản phẩm được bày bán ở đây chủ yếu là các loại công cụ nông nghiệp, các loại cây trồng, đồ đồng, đồ đá, đồ cổ, đồ cũ… với đa dạng chủng loại, chất lượng cũng như giá cả.

Tại phiên chợ, các sản phẩm được bày bán ở đây chủ yếu là các loại công cụ nông nghiệp, các loại cây trồng, đồ đồng, đồ đá, đồ cổ, đồ cũ… với đa dạng chủng loại, chất lượng cũng như giá cả.

Hầu hết mọi người đi Chợ Viềng đều chung một ý niệm là mua may, bán rủi để năm mới được bình an và may mắn. Vì thế, không ai đặt nặng vấn đề lời lãi. Người bán chớ nói thách cao, người mua cũng không nên mặc cả nhiều để tránh xui xẻo hay làm mất đi tính tâm linh của phiên chợ.

Hầu hết mọi người đi Chợ Viềng đều chung một ý niệm là mua may, bán rủi để năm mới được bình an và may mắn. Vì thế, không ai đặt nặng vấn đề lời lãi. Người bán chớ nói thách cao, người mua cũng không nên mặc cả nhiều để tránh xui xẻo hay làm mất đi tính tâm linh của phiên chợ.

Khu vực đường vào Phủ, người dân chen chân để dâng lễ đầu năm.

Khu vực đường vào Phủ, người dân chen chân để dâng lễ đầu năm.

Phía trong Phủ chính, dù nửa đêm nhưng gần như không còn một khoảng trống do số lượng người về đây dự lễ đông đột biến.

Phía trong Phủ chính, dù nửa đêm nhưng gần như không còn một khoảng trống do số lượng người về đây dự lễ đông đột biến.

Thời tiết năm nay dù tạnh ráo nhưng giá lạnh, có người còn đội nguyên mũ bảo hiểm vào dâng lễ.

Thời tiết năm nay dù tạnh ráo nhưng giá lạnh, có người còn đội nguyên mũ bảo hiểm vào dâng lễ.

Phiên chợ Viềng năm nay thu hút lượng lớn du khách từ khắp nơi về họp chợ và lễ Phủ.

Phiên chợ Viềng năm nay thu hút lượng lớn du khách từ khắp nơi về họp chợ và lễ Phủ.

Người dân chen chân về Phủ Dầy dâng lễ, tham gia phiên Chợ Viềng "mua may bán rủi" trong đêm - 10

Nét đặc trưng mà ai đến Chợ Viềng cũng thường thấy là phiên chợ bán rất nhiều thịt bê. Phần lớn du khách đến đây đều mua thịt bê mang về bởi thịt bê ở đây được mổ tại chỗ, rất tươi ngon.

Nét đặc trưng mà ai đến Chợ Viềng cũng thường thấy là phiên chợ bán rất nhiều thịt bê. Phần lớn du khách đến đây đều mua thịt bê mang về bởi thịt bê ở đây được mổ tại chỗ, rất tươi ngon.

Mọi bãi đất trống quanh khu vực lân cận của Chợ Viềng đều trở thành bãi trông giữ xe, phương tiện chật cứng vì người dân đổ về đông đột biến sau mấy năm không tổ chức họp chợ.

Mọi bãi đất trống quanh khu vực lân cận của Chợ Viềng đều trở thành bãi trông giữ xe, phương tiện chật cứng vì người dân đổ về đông đột biến sau mấy năm không tổ chức họp chợ.

Nguồn: [Link nguồn]

Cả làng hơn một thế kỷ trông giữ báu vật của vua Hàm Nghi ban tặng

Trải qua 138 năm, những báu vật do vua Hàm Nghi tặng cho dân làng Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn được người dân nơi đây thay nhau trông giữ cẩn thận. Bởi, họ xem đó là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Mạnh Thắng - Hoàng Bách ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN