MS1804 - Rớt nước mắt cảnh gà trống lầm lũi nuôi 8 con thơ
Vợ mất khi đang mang thai đứa con thứ 9, bỏ lại anh Hách một mình nuôi 8 đứa con thơ đang ở độ tuổi ăn học.
Căn nhà tồi tàn, xiêu vẹo của anh Hách cùng 8 đứa con thơ.
Một mình nuôi tám đứa con thơ, vừa làm cha vừa làm mẹ
Về thăm gia đình anh Nguyễn Văn Hách (38 tuổi) ở xã Dương Quang (Mỹ Hào Hưng Yên) những ngày đông giá rét này nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh tượng căn nhà nhỏ xiêu vẹo, hoang tàn cũ kỹ lại là nơi trú ngụ của một gia đình có tới 9 thành viên. Đằng sau những tiếng nói cười lanh lảnh của con trẻ phát ra từ căn nhà ấy ít ai ngờ rằng gia chủ của nó lại mang một số phận vô cùng đặc biệt, cảnh "gà trống” một nách nuôi 8 đứa con thơ.
Tiếp đón tôi trong căn nhà nhỏ tuềnh toàng, tường gạch nham nhở, mà chẳng có đồ vật gì giá trị ngoài chiếc giường gỗ cũ, với bộ bàn ghế bạc thếch. Do thiếu vắng bàn tay của người phụ nữ, lại nhiều trẻ con nên trong nhà không mấy khi tươm tất, sạch sẽ.
Mỗi khi có người nhắc đến người vợ vắn số của mình anh lại không cầm được nước mắt.
Gia đình anh nổi tiếng khắp cả vùng bởi vợ chồng anh có tới 9 người con. Thế nhưng một biến cố đã ập đến gia đình khi vợ anh đang mang thai đứa con thứ 9 thì một tai nạn bất ngờ cướp đi sinh mạng của hai mẹ con.
Ngậm ngùi nhớ về người vợ của mình, anh Hách kể lại: “Đầu năm nay, khi vợ tôi đang mang bầu đứa thứ con thứ chín, thì trong một lần ra đồng cô ấy bị trượt chân ngã. Thế nhưng phải đến mấy ngày sau thấy đau bụng quá mới kể cho tôi biết. Giữa đêm hôm ấy tôi đưa vợ lên trên viện tỉnh khám thì mới biết cái thai đã chết lưu, không cứu được.”
Người đàn ông lau vội giọt nước mắt lăn trên má rồi sụt sùi nói tiếp: “Nghe tin đứa bé qua đời tôi đau xót lắm. Vợ tôi thì bị dập gan. Tôi đưa vợ ra Hà Nội để cứu chữa nhưng cũng không cứu được.
Nỗi đau mất vợ, mất con chưa nguôi ngoai, anh Hách đành phải gạt nước mắt gắng gượng sống tiếp vừa làm cha lại vừa làm mẹ để làm chỗ dựa cho 8 đứa con thơ, trong đó có đứa út lúc ấy chưa đầy 2 tuổi vẫn còn thèm sữa mẹ.
Khi được hỏi vì sao nhà đã nghèo lại còn sinh nhiều con, anh Hách tâm sự: “Vợ chồng tôi sinh hai đứa đầu lòng đã đủ cả nếp cả tẻ, rồi vợ tôi cũng đi đặt vòng tránh thai để kế hoạch hoá gia đình nhưng không hiểu sao cứ lâu lâu là vợ lại có bầu.”
Bữa cơm cho đàn con chẳng mấy khi có thịt
Mất đứa con út chưa kịp cất tiếng khóc chào đời, rồi mất luôn người vợ, giờ đây, gia tài của anh Hách chẳng còn lại gì nhiều ngoài căn nhà lụp xụp cùng 8 đứa con nhỏ.
Căn nhà tuềnh toàng của bố con anh Hách chẳng có vật dụng gì giá trị ngoài chiếc giường gỗ, bộ bàn ghế cũ kỹ.
Chẳng thể gửi đàn con thơ cho ai chăm sóc, cũng chẳng đi làm xa hay kiếm việc có thu nhập khá hơn. Giờ đây anh chỉ biết bám vào mảnh vườn nhà, ngoài vài sào ruộng cấy tạm thì thời gian còn lại trong ngày anh phải “vật lộn” chăm sóc mấy đứa nhỏ, kiêm luôn cả những công việc của người vợ đã khuất: Cơm nước, giặt giữ, chăm nom bế bồng con cái.
Trong số 8 đứa nhỏ nhà anh Hách, ba đứa lớn là Nguyễn Thị Phương (17 tuổi); Nguyễn Văn Đức (15 tuổi) và Nguyễn Văn Chung (14 tuổi) đều phải nghỉ học đi làm phụ bố để kiếm tiền nuôi em.
Năm đứa còn lại ở nhà với bố thì có Nguyễn Văn Hiếu; Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Đoàn đều đang đi học cấp 1; Nguyễn Văn Phong học mẫu giáo và đứa út Nguyễn Văn Thuỷ mới lên 2 đang học đi, học nói.
Cuộc sống của ông bố đơn thân và đàn con giờ đây chỉ quanh quẩn từ trong nhà ra tới vườn.
Anh Hách cũng tâm sự, gia đình hai bên nội ngoại đều khó khăn cả, các chú các bác đều làm nông dân nên dù rất thương các cháu thì cũng chỉ thỉnh thoảng tạt qua thăm cho chúng nó ít quà bánh mà thôi.
Ráng chiều dần buông trên mái ngói của ngôi nhà cũ kỹ cũng là lúc bọn trẻ đi học về. Ông bố “gà trống” lại tất tưởi ra vườn nhặt vài cọng rau về nấu cơm cho đàn con thơ. Anh kể, từ ngày vợ mất, bữa cơm của sáu cha con hiếm khi nào có thịt mà chủ yếu là cơm trắng với rau.
Bữa cơm cho đàn con chẳng mấy khi có thịt luôn là điều khiến anh áy náy nhất.
Bọn trẻ đi học về là lập tức chạy ra sân trêu đùa nhảy nhót, tiếng cười nói lanh lảnh đối lập hoàn toàn với nét buồn hiện lên trên gương mặt của người cha vì hiếm khi lo cho các con được bữa cơm no đủ hay che chắn cho các con khỏi ướt lạnh trong những đêm mưa gió bão bùng. Niềm hạnh phúc giản đơn của anh bây giờ là nhìn đàn con thơ khỏe mạnh, ngoan ngoãn lớn lên từng ngày.
Ông Đặng Văn Công (Chủ tịch hội Chữ thập đỏ huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) cho biết: “Về gia cảnh khó khăn của nhà anh Hách thì chúng tôi có nắm được, phía chính quyền vẫn đều đặn tổ chức thăm hỏi mỗi dịp lễ tết, duy trì hỗ trợ hàng tháng và động viên anh Hách cho các cháu đi học đầy đủ.” |
Đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất mới chưa đầy 1 tháng tuổi. Tính ra 1,5 năm chị Hồng đẻ một lần.