Lão nông 63 tuổi dựng chòi chăn trâu, trồng lúa giữa đô thị ở Sài Gòn

63 tuổi, ông Nguyễn Văn Kim vẫn gắn bó với nghề nông bằng việc tận dụng những bãi đất trống ở TP Thủ Đức, TPHCM để dựng chòi thả trâu, chăn vịt, trồng lúa…

Hơn chục năm nay, ông Nguyễn Văn Kim (ngụ TP Thủ Đức) gắn bó với công việc chăn trâu, nuôi vịt, trồng sen, gặt lúa… tại những khu đất chưa sử dụng gần các khu dân cư, đô thị tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức. Những đồng cỏ trống, chưa xây dựng nơi đây hàng ngày ông chăn thả đàn trâu 26 con vỗ béo kiếm lời.

Hơn chục năm nay, ông Nguyễn Văn Kim (ngụ TP Thủ Đức) gắn bó với công việc chăn trâu, nuôi vịt, trồng sen, gặt lúa… tại những khu đất chưa sử dụng gần các khu dân cư, đô thị tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức. Những đồng cỏ trống, chưa xây dựng nơi đây hàng ngày ông chăn thả đàn trâu 26 con vỗ béo kiếm lời.

Trước đây, khi chưa có điều kiện ông chăn vài con để cày ruộng và đi chăn trâu thuê cho người khác lấy tiền công. Khoảng chục năm trước, ông dành dụm đủ tiền mua trâu giống nuôi thành đàn như bây giờ để bán.

Trước đây, khi chưa có điều kiện ông chăn vài con để cày ruộng và đi chăn trâu thuê cho người khác lấy tiền công. Khoảng chục năm trước, ông dành dụm đủ tiền mua trâu giống nuôi thành đàn như bây giờ để bán.

“Tôi sinh ra và lớn lên ở đây, cả cuộc đời gắn bó với đồng ruộng. Khu vực này giờ xây dựng các khu dân cư, nhiều bà con bỏ nghề nông hết cả rồi. Tôi nhớ nghề đã làm từ nhỏ cho đến giờ nên vẫn đi chăn trâu, trồng lúa hàng chục năm nay”, lão nông 63 tuổi nói.

“Tôi sinh ra và lớn lên ở đây, cả cuộc đời gắn bó với đồng ruộng. Khu vực này giờ xây dựng các khu dân cư, nhiều bà con bỏ nghề nông hết cả rồi. Tôi nhớ nghề đã làm từ nhỏ cho đến giờ nên vẫn đi chăn trâu, trồng lúa hàng chục năm nay”, lão nông 63 tuổi nói.

Sáng sớm, đàn trâu được thả ở những bãi cỏ rộng, hoặc nơi có vũng nước, hai bên con rạch. Ông Kim cho biết, mùa này cỏ mọc xanh tốt nên khu đất nào cũng chăn thả được nhưng phải trông thường xuyên không để trâu chạy rông trên đường, vào nhà dân phá cây kiểng, vườn tược được.

Sáng sớm, đàn trâu được thả ở những bãi cỏ rộng, hoặc nơi có vũng nước, hai bên con rạch. Ông Kim cho biết, mùa này cỏ mọc xanh tốt nên khu đất nào cũng chăn thả được nhưng phải trông thường xuyên không để trâu chạy rông trên đường, vào nhà dân phá cây kiểng, vườn tược được.

Hơn 20 con trâu của ông thường di chuyển, tìm cỏ ăn, lội nước theo  đàn nên việc trông coi cũng dễ hơn.

Hơn 20 con trâu của ông thường di chuyển, tìm cỏ ăn, lội nước theo  đàn nên việc trông coi cũng dễ hơn.

Sau khi thả trâu tại bãi cỏ, ông Kim ngồi nghỉ ngơi tại chiếc lán của mình dựng tạp giữa đồng và trong coi “gia tài” của mình từ sáng đến chiều. Ông thường mang theo cơm, bánh bao, nước để ăn trưa ngay tại lán.

Sau khi thả trâu tại bãi cỏ, ông Kim ngồi nghỉ ngơi tại chiếc lán của mình dựng tạp giữa đồng và trong coi “gia tài” của mình từ sáng đến chiều. Ông thường mang theo cơm, bánh bao, nước để ăn trưa ngay tại lán.

Theo ông Kim, mỗi con trâu nuôi khoảng 3 năm mới bán được, tuỳ theo cân nặng, kích thước có giá khoảng 20 - 30 triệu đồng. “Một năm tôi kiếm được khoảng 60 triệu đồng, nếu tôi đi làm bảo vệ mỗi tháng cũng chỉ 5 - 6 triệu nhưng lại không được tự do, thoải mái như đi chăn trâu”, lão nông chia sẻ.

Theo ông Kim, mỗi con trâu nuôi khoảng 3 năm mới bán được, tuỳ theo cân nặng, kích thước có giá khoảng 20 - 30 triệu đồng. “Một năm tôi kiếm được khoảng 60 triệu đồng, nếu tôi đi làm bảo vệ mỗi tháng cũng chỉ 5 - 6 triệu nhưng lại không được tự do, thoải mái như đi chăn trâu”, lão nông chia sẻ.

Khoảng 15h chiều, sau khi no cỏ trâu tụ lại thành đàn theo thói quen, ông luồn giữa rừng dừa nước, cây dại tìm đến chiếc ghe bên con rạch của mình để lùa trâu về.

Khoảng 15h chiều, sau khi no cỏ trâu tụ lại thành đàn theo thói quen, ông luồn giữa rừng dừa nước, cây dại tìm đến chiếc ghe bên con rạch của mình để lùa trâu về.

Thường ngày, cả đàn sẽ lội con rạch về chuồng trâu cách nơi chăn thả khoảng 2km. “Cho cả đàn lội nước, tôi dùng ghe theo sau chỉ mất hơn nửa tiếng tới chuồng, nếu đi đường bộ vừa lâu vừa ảnh hưởng tới người đi đường”, chủ đàn trâu cho biết.

Thường ngày, cả đàn sẽ lội con rạch về chuồng trâu cách nơi chăn thả khoảng 2km. “Cho cả đàn lội nước, tôi dùng ghe theo sau chỉ mất hơn nửa tiếng tới chuồng, nếu đi đường bộ vừa lâu vừa ảnh hưởng tới người đi đường”, chủ đàn trâu cho biết.

Hàng chục năm nay, vợ chồng ông Kim dựng căn chòi để ở và trông vật nuôi, đồng ruộng trên bãi đất rộng 5.000m2 gần chân cầu Phú Mỹ (TP Thủ Đức). Khu vực này nằm trong diện quy hoạch chưa sử dụng, được chủ đầu tư cho phép nên gia đình ông cải tạo thành ruộng trồng lúa, ao sen nuôi cá, chăn vịt… để tạo thêm thu nhập.

Hàng chục năm nay, vợ chồng ông Kim dựng căn chòi để ở và trông vật nuôi, đồng ruộng trên bãi đất rộng 5.000m2 gần chân cầu Phú Mỹ (TP Thủ Đức). Khu vực này nằm trong diện quy hoạch chưa sử dụng, được chủ đầu tư cho phép nên gia đình ông cải tạo thành ruộng trồng lúa, ao sen nuôi cá, chăn vịt… để tạo thêm thu nhập.

Vào mỗi chiều, sau khi lùa đàn trâu vào chuồng, người đàn ông tuổi lục tuần lại lội xuống đầm sen rộng gần 2.000m2 hái ngó, hạt sen, búp sen vừa dùng vừa để mang ra chợ bán, hoặc bán tại chỗ cho khách. Bình thường, đầm sen gia đình ông cho thu nhập trung bình khoảng 300.000 đồng/ngày.

Vào mỗi chiều, sau khi lùa đàn trâu vào chuồng, người đàn ông tuổi lục tuần lại lội xuống đầm sen rộng gần 2.000m2 hái ngó, hạt sen, búp sen vừa dùng vừa để mang ra chợ bán, hoặc bán tại chỗ cho khách. Bình thường, đầm sen gia đình ông cho thu nhập trung bình khoảng 300.000 đồng/ngày.

Vợ chồng ông còn tận dụng các khu đất trống ngập nước, đồng ruộng vừa thu hoạch để chăn thả đàn vịt hơn 200 con.

Vợ chồng ông còn tận dụng các khu đất trống ngập nước, đồng ruộng vừa thu hoạch để chăn thả đàn vịt hơn 200 con.

Bên cạnh đó, lão nông này còn có hơn 2.000m2 diện tích trồng lúa mỗi năm 2 vụ vừa để ăn và làm thức ăn cho vịt. Những tháng dịch bệnh vừa qua, lúa đến vụ gặt, các con ông không có việc làm tới phụ cha mẹ gặt lúa, cày đất để gieo vụ mới.

Bên cạnh đó, lão nông này còn có hơn 2.000m2 diện tích trồng lúa mỗi năm 2 vụ vừa để ăn và làm thức ăn cho vịt. Những tháng dịch bệnh vừa qua, lúa đến vụ gặt, các con ông không có việc làm tới phụ cha mẹ gặt lúa, cày đất để gieo vụ mới.

Vợ chồng ông Kim có 5 người con hầu hết đã lập gia đình ở riêng gần đó và có công việc ổn định. Con cái muốn cha mẹ về ở cùng để tiện chăm sóc nhưng hai ông bà không thích ở nhà phố, bởi đã gắn bó với ruộng đồng hàng chục năm nay.

Vợ chồng ông Kim có 5 người con hầu hết đã lập gia đình ở riêng gần đó và có công việc ổn định. Con cái muốn cha mẹ về ở cùng để tiện chăm sóc nhưng hai ông bà không thích ở nhà phố, bởi đã gắn bó với ruộng đồng hàng chục năm nay.

Hàng ngày, bà Phạm Thị Vân (62 tuổi, vợ ông Kim) thường ở nhà dọn dẹp, nấu nướng. Buổi tối, sau khi ăn cơm hai vợ chồng ông thường ngồi uống trà, nói chuyện, xem tivi với ánh đèn nguồn điện được lắp pin năng lượng mặt trời. “Bao năm qua, nhờ đàn trâu, ruộng đồng mà vợ chồng tôi nuôi được các con ăn học, có công việc ổn định, chúng tôi vẫn cứ tiếp tục cuộc sống như này đến khi nào chủ lấy lại đất thì tính tiếp”, ông Kim chia sẻ.

Hàng ngày, bà Phạm Thị Vân (62 tuổi, vợ ông Kim) thường ở nhà dọn dẹp, nấu nướng. Buổi tối, sau khi ăn cơm hai vợ chồng ông thường ngồi uống trà, nói chuyện, xem tivi với ánh đèn nguồn điện được lắp pin năng lượng mặt trời. “Bao năm qua, nhờ đàn trâu, ruộng đồng mà vợ chồng tôi nuôi được các con ăn học, có công việc ổn định, chúng tôi vẫn cứ tiếp tục cuộc sống như này đến khi nào chủ lấy lại đất thì tính tiếp”, ông Kim chia sẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN