Không cấm nhà báo sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền

Ngày 5-4, gần 90% các đại biểu đã bỏ phiếu thông qua Luật Báo chí sửa đổi.

Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Báo chí (sửa đổi).

Cụ thể, UBTVQH đã tiếp thu và chỉnh lý về quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí của công dân, đề nghị liệt kê cụ thể tên các cơ quan, tổ chức và cá nhân là thành viên của cơ quan, tổ chức mà công dân có quyền góp ý, phê bình, kiến nghị, tố cáo trên báo chí tại khoản 3 Điều 11.

Không cấm nhà báo sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền - 1

Ngày 5-4 Quốc hội đã thông qua Luật Báo chí (sửa đổi).

UBTVQH cũng khẳng định quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân trên báo chí là thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được hiến định. Báo chí là diễn đàn để công dân thực hiện quyền đó. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tính khả thi của Luật, khoản 1 Điều 12 dự thảo Luật quy định cơ quan báo chí đăng, phát kiến nghị, phê bình của công dân phù hợp với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí đó chứ không phải đăng phát mọi kiến nghị, phê bình do công dân gửi đến.

Trước ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa quy định về quyền khai thác thông tin của nhà báo, UBTVQH cho biết dự thảo Luật đã có một số điều quy định về vấn đề này, trong đó khẳng định nhà báo có quyền được khai thác và cung cấp thông tin; được đến cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức phải cung cấp cho nhà báo tư liệu, tài liệu; được hoạt động báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai, được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp, được liên lạc trực tiếp với những người có liên quan để lấy tin, phỏng vấn. Ngoài ra, khoản 12 Điều 9 quy định cấm hành vi cản trở nhà báo, phóng viên trong quá trình tác nghiệp, khai thác lấy tin, bài; khoản 1 Điều 38 quy định cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho báo chí… Ngoài ra còn một số điều khác quy định liên quan đến các hình thức khai thác thông tin của nhà báo.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, ngoài những quy định về phóng viên đã có tại dự thảo Luật, UBTVQH đã bổ sung tại khoản 12 Điều 9: cấm hành vi “Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.

Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, UBTVQH bày tỏ đây là quyền tự do ngôn luận của công dân đã được hiến định nên không thể đưa nội dung này vào dự thảo Luật. Trường hợp thấy cần thiết phải quản lý những hoạt động trên, cơ quan báo chí có thể quy định nội dung này tại quy chế hoạt động của cơ quan báo chí đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Viết Thịnh (Pháp luật TP.HCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN