Khai quật tại ngôi điện đặc biệt có 13 đời vua Nguyễn đăng quang: Nhiều xuất lộ bất ngờ

Sự kiện: Tin ngắn

Nhiều kết cấu, vật liệu công trình cổ xưa đã xuất lộ tại các vị trí khảo cổ thuộc điện Thái Hòa, Hoàng Thành Huế - nơi đăng quang và đặt ngai vàng của 13 đời vua triều Nguyễn.

Khảo cổ tại chái Tây điện Thái Hòa làm xuất lộ lớp gạch Bát Tràng trên lớp đá ong bó vỉa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Khảo cổ tại chái Tây điện Thái Hòa làm xuất lộ lớp gạch Bát Tràng trên lớp đá ong bó vỉa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế cho biết, công tác khai quật khảo cổ học bước đầu đã được triển khai tại điện Thái Hòa - Hoàng thành Huế, sau khi nhận được sự cho phép từ Bộ VH-TT&DL.

Điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế - nơi đăng quang và đặt ngai vàng của 13 vị vua triều Nguyễn. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế - nơi đăng quang và đặt ngai vàng của 13 vị vua triều Nguyễn. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Công tác khai quật khảo cổ triển khai tại điện Thái Hòa bắt đầu từ ngày 5/6 và kéo dài đến 20/6, thực hiện trên diện tích 66m2 tại hai chái Đông và Tây của ngôi điện. Công tác này do bà Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế, chủ trì.

Đến ngày 10/6, bước đầu công tác khảo cổ đã thu được những kết quả đáng chú ý.

Thực hiện công tác khảo sát trong thời gian tổ chức khai quật, khảo cổ. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Thực hiện công tác khảo sát trong thời gian tổ chức khai quật, khảo cổ. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Ở chái Tây điện Thái Hòa đã xuất lộ thềm móng bậc cấp, bó vỉa sát móng, hệ thống đá ong bó vỉa sát móng nền và dọc theo bậc cấp chái Tây, lớp gạch Bát Tràng trên lớp đá ong bó vỉa sát nền móng dọc theo bậc cấp. Bên trong chái Tây cũng xuất lộ chân móng góc phía Tây Bắc của điện Thái Hòa.

Chân móng xuất lộ ở chái Tây góc Tây Bắc điện Thái Hòa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Chân móng xuất lộ ở chái Tây góc Tây Bắc điện Thái Hòa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Ở chái Đông của điện Thái Hòa xuất lộ một phần bó vỉa sát chân móng ở bậc cấp phía Nam, hệ thống đá ong bó sát thềm bậc cấp mặt Bắc, đá ong bó sát chân móng chái Đông, bậc cấp lên xuống của điện Thái Hòa.

Ông Võ Lê Nhật - Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, cho biết, đợt khảo cổ này có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu và bổ sung hồ sơ dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Xuất lộ đá ong được bó sát chân móng chái Đông, bậc cấp lên xuống điện Thái Hòa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Xuất lộ đá ong được bó sát chân móng chái Đông, bậc cấp lên xuống điện Thái Hòa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Trước đó, như tin đã đưa, Bộ VH-TT&DL vừa có Quyết định số 1743/QĐ-BVHTTDL đồng ý cho phép tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm di tích điện Thái Hòa - Đại nội Huế nhằm củng cố hồ sơ, góp phần hoàn chỉnh phương án bảo tồn, trùng tu tổng thể di tích này.

Theo yêu cầu từ Bộ VH-TT&DL, trong thời gian tiến hành khai quật khảo cổ, Trung tâm BTDTCĐ Huế chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương; không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản Văn hóa.

Xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát nền móng chái Tây. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát nền móng chái Tây. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để bảo quản, tránh gây hư hỏng, thất lạc hiện vật. Trung tâm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó...

Trước đó, vào tháng 1/2020, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu về phương án trùng tu, bảo tồn di tích điện Thái Hòa, sau khi công trình đặc biệt này bị mưa bão tàn phá nghiêm trọng hồi tháng 10/2020. Việc trùng tu, tu bổ điện Thái Hòa sẽ giữ nguyên hiện trạng vốn có của công trình.

Theo các tài liệu lịch sử, khoa học, điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của nhà vua, hoàng thân, quốc thích và các đại thần.

Công trình xây dựng vào tháng 2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805.

Trải qua nhiều lần được trùng tu, do yếu tố thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng của thời tiết, đặc biệt là đợt mưa bão dồn dập cuối năm 2020 vừa qua, di tích đặc biệt điện Thái Hòa xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, việc đầu tư trùng tu, tôn tạo công trình là hết sức cấp thiết.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát lộ nhiều dấu tích quan trọng về Hoàng thành Thăng Long

Ngày 22/4, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, Viện Khảo cổ học đã tổ chức hội thảo khoa học...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN