ĐB Trần Hoàng Ngân: Tạo điều kiện cho vắc-xin Nano Covax và Covivac hoàn thành thử nghiệm

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Nhấn mạnh đến vấn đề tự chủ vắc-xin Covid-19, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân đề nghị tạo điều kiện cho vắc-xin Nano Covax và Covivac hoàn thành thử nghiệm.

Ngày 9-11, tại điểm cầu TP HCM, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân đã tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua đã tác động nghiệm trọng tới nhiều mặt, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta. Tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, rất đáng quan ngại.

Tuy nhiên, vị đại biểu là chuyên gia kinh tế này cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển cao và tăng tốc. Quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế đã giúp chúng ta có nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân phát biểu từ điểm cầu TP HCM tại kỳ họp thứ 2

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân phát biểu từ điểm cầu TP HCM tại kỳ họp thứ 2

Vị đại biểu đoàn TP HCM đồng tình với 16 chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đã đề ra trình Quốc hội xem xét, trong đó có mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 từ 6 - 6,5%. Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng tăng trưởng GDP năm 2022 có thể cao hơn nếu kiểm soát tốt dịch bệnh.

Trong báo cáo của Chính phủ đã đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đại biểu Trần Hoàng Ngân bày tỏ sự đồng tình với các giải pháp này và nhấn mạnh vào một số giải pháp chủ yếu.

Về nhóm giải pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vị đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung, quan tâm y tế cơ sở, y tế phòng dịch. Chính phủ cần quan tâm vấn đề tự chủ vắc-xin, vắc-xin mang thương hiệu Việt Nam, tạo điều kiện cho chúng ta chủ động nguồn vắc-xin để cung cấp, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của nhân dân.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị tạo điều kiện cho 2 vắc-xin trong nước là Nano Covax và Covivac sớm hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Tăng cường công tác dự báo, giúp chúng ta xây dựng các kịch bản phòng thủ từ xa, tránh bị động như biến thể Delta trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, quan tâm đến nguồn thuốc điều trị, đặc trị Covid-19.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, kiểm soát giá cả, không để đầu cơ, lũng đoạn giá, gây áp lực lên lạm phát. Nhóm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cũng được đại biểu Trần Hoàng Ngân đề cập và cho biết đến nay còn hơn 160.000 tỉ đồng vốn đầu tư công của năm 2021 chưa thể giải ngân. Ông kiến nghị tập trung giải ngân nguồn vốn này để tạo đà phát triển cho giai đoạn tới.

Trong năm 2022, kế hoạch đầu tư công lên tới trên 500.000 tỉ đồng, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn. Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, nếu muốn tăng đầu tư công lên nữa, chúng ta cần chú ý đến yếu tố giải ngân và xem xét ưu tiên đầu tư các khu vực trọng tâm, trọng điểm, có sức lan toả, góp phần tăng nguồn thu ngân sách trong giai đoạn tới.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 từ 6-6,5%, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng cần huy động vốn đầu tư trong xã hội khoảng 3 triệu tỉ đồng. Vị đại biểu cũng kiến nghị cần có gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp từ 2-3%, kéo dài trong 2 năm. Nếu triển khai gói này, chúng ta cần nguồn lực khoảng 40.000 - 60.000 tỉ đồng, số tiền này có thể lấy từ nguồn đầu tư công chưa phân bổ.

Thảo luận tại hội trường Diên Hồng, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP HCM) cho biết tổng kết bài học sâu sắc về Covid-19 trong 2 năm qua, đối với TP HCM, cần đưa số người nhiễm bình quân một ngày từ mức 1.000 người hiện nay xuống dưới 500 người.

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ người đã nhiễm Covid-19 và những gia đình có đã người mất để phục hồi sức khoẻ, có điều kiện quay trở lại làm việc. Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị hỗ trợ thu hút trở lại hàng trăm ngàn lao động đã trở về quê, đồng thời bổ sung đáp ứng nhu cầu lao động mới.

Giải pháp tiếp theo được ông Nguyễn Thiện Nhân đề cập là hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. "Đoàn tàu kinh tế TP HCM vẫn còn nguyên đầu tàu, các toa tàu, đường ray, trưởng tàu, lái tàu, trưởng toa, 92% nhân viên toa tàu" - ông Nguyễn Thiện Nhân nói và cho biết đoàn tàu này cần kinh phí để mua dầu, khi chạy trở lại, bán được vé sẽ có tiền trả nợ vay.

Nguồn: [Link nguồn]

Người dân không phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19 khi đi lại

Địa phương phải chủ động tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho người dân vào thành phố, không yêu cầu người dân trình kết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Chiến ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN