Danh thần Hoàng Kế Viêm có "báu vật" gì mà người đời thèm muốn?

Sự kiện: 24h vạn dặm

Danh thần Hoàng Kế Viêm trước khi mất đã để lại cho hậu thế một báu vật là "Minh chuông". Đây là cổ vật quý hiếm và rất có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

Ngày 4-12, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình cho biết đã tiếp nhận chiếc "Minh chuông" do con cháu đời sau của Thái tử Thiếu bảo - Cơ mật viện Đại thần Hoàng Kế Viêm (1820 - 1909; danh thần dưới thời Nhà Nguyễn) hiến tặng.

 Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận   "Minh chuông" do con cháu Danh thần Hoàng Kế Viêm hiến tặng

Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận "Minh chuông" do con cháu Danh thần Hoàng Kế Viêm hiến tặng

Trước đó, sau khi xin ý kiến của các thành viên trong dòng họ, ông Hoàng Tư Bảnh (75 tuổi, cháu đời thứ 10), Trưởng tộc họ Hoàng nhánh Quý (làng Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh), đã quyết định hiến tặng "Minh chuông" bằng đồng của danh thần Hoàng Kế Viêm cho Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình.

Làng Văn La có gia tộc họ Hoàng từng được người xưa nhắc:"Việc quan họ Hoàng - việc làng họ Đỗ". Đại ý là người họ Hoàng có nhiều người đỗ đạt, làm quan to, tạo phúc cho dân chúng.

Cận cảnh chiếc "Minh chuông". Ảnh: Hoàng Phúc

Cận cảnh chiếc "Minh chuông". Ảnh: Hoàng Phúc

Các bậc tiền nhân trong họ đã để lại cho hậu thế 2 báu vật được lưu truyền đến ngày nay là "Hoàng thị gia huấn" và "Minh chuông". Cháu con sau này luôn lấy làm hãnh diện, xem đó là báu vật, là linh hồn dòng tộc.

Cụ Hoàng Kế Viêm được tấn phong Hiệp biện Đại học sĩ và trở thành một danh tướng yêu nước, thương dân thời nhà Nguyễn. Cụ giữ đến chức Thống đốc quân vụ Tiết chế Bắc Kỳ, nổi tiếng với nhiều trận đánh chống Pháp ở Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn.

Cụ Hoàng Tư Bảnh bên mộ phần của danh tướng Hoàng Kế Viêm. Ảnh: Hoàng Phúc

Cụ Hoàng Tư Bảnh bên mộ phần của danh tướng Hoàng Kế Viêm. Ảnh: Hoàng Phúc

Khi trùng tu đền thờ dòng họ, cụ Hoàng Kế Viêm đã cho đúc "Minh chuông" và tự mình soạn thảo bài văn ngắn bằng chữ Hán khắc lên chuông để cung tiến dòng tộc với ý nghĩa dạy bảo cháu con.

Chiếc chuông cao 75 cm, bề ngang 55 cm và nặng hơn 7,5 kg. Đỉnh chuông treo đúc hình đôi rồng chầu với nhiều hoa văn tinh xảo. Chuông được khắc chạm chữ Hán 4 mặt ghi niên đại năm Bính Thìn (1856).

Theo đánh giá, đây là cổ vật có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.

"Minh chuông" được trưng bày ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình sẽ góp phần nâng tầm giá trị cổ vật, thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.

Theo ông Hoàng Tư Bảnh, cứ mỗi dịp giỗ kỵ, trưởng họ lại mang chuông ra đánh liên hồi. Mỗi hồi chuông là một lời nhắc nhở cháu con lắng đọng ân đức sâu nặng của tổ tiên.

Sau này, do bối cảnh chiến tranh và sợ bị kẻ gian lấy trộm, chuông được con cháu đưa về cất giữ tại Khu lăng mộ và Đền thờ Hoàng Kế Viêm, cách Nhà thờ họ Hoàng chừng 500 m.

Khu lăng mộ này được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2011. Sau đó được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia vào tháng 2-2023.

"Tiếng chuông trong sáng lan tỏa khắp không trung, với những âm thanh thầm kín, tràn trề, vang vọng kéo dài rực rỡ. Ai nghe mà không khỏi gợi cảm những đức tính thuận hòa tươi đẹp, không khỏi cảm xúc một tấm lòng kính cẩn tôn nghiêm. Ai nghe cũng thấm thía từ các âm tốt lành, có đức, cứ đi xa dần không đứt đoạn nhưng vẫn lắng đọng lại trong lòng những người của thế hệ ngày mai. Tự Đức năm thứ 9, mùa xuân năm Bính Thìn. Con út Viêm cúi xin được khắc lên chuông" - nội dung khắc trên "Minh chuông".

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ vật từ Mỹ đã được trả lại Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức tiếp nhận 10 hiện vật quý giá do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trao trả. Trong đó, một số cổ vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HOÀNG PHÚC ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN