Chưa nên đưa cá thể rùa mới phát hiện về Hồ Hoàn Kiếm

Sự kiện: Tin nóng

Trước thông tin phát hiện cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, nhiều ý kiến cho rằng nên đưa về Hồ Gươm để bảo tồn. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, trước mắt nên bảo tồn tại chỗ. Việc đưa về Hồ Hoàn Kiếm cần phải được cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng.

Chưa nên đưa cá thể rùa mới phát hiện về Hồ Hoàn Kiếm - 1

Sau cái chết của cụ rùa Hồ Hoàn Kiếm vào đầu năm 2016, Hồ Hoàn Kiếm không còn cá thể rùa nào khác. Việc phát hiện ra cá thể rùa cùng loài với cụ rùa tại hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây mở ra cơ hội nhân giống loài rùa quý hiếm nhất thế giới này. Nhiều độc giả đưa ra ý kiến nên đưa cụ rùa về Hồ Hoàn Kiếm để phục hồi loài rùa truyền thuyết, vốn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh người dân thủ đô.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trước mắt nên bảo tồn rùa tại nơi được phát hiện. Việc đưa về Hồ Hoàn Kiếm cần phải được cân nhắc cẩn thận, kỹ lưỡng. Chương trình bảo tồn rùa Châu Á (ATP) cho rằng, trước mắt nên tiếp tục bảo vệ cá thể rùa này tại nơi được phát hiện trong khi chờ cơ quan chức năng làm việc.

Trường hợp cá thể rùa Hoàn Kiếm bị bắt bởi hoạt động đánh bắt cá, nên đưa rùa về hòn đảo trên hồ Đồng Mô. Đây là hòn đảo có diện tích gần 5000 m2 đã được ATP khảo sát và lựa chọn cho việc xây dựng cơ sở bảo tồn loài. Tại đây, công tác chăm sóc cứu hộ sẽ được tiến hành trong điều kiện môi trường được kiểm soát và hai cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Việt Nam có thể ghép đôi sinh sản nếu giới tính của chúng được xác nhận.

ATP cho rằng, trước mắt không nên đưa rùa về Hồ Hoàn Kiếm vì đây là cá thể rùa hoang dã, quen sống ở môi trường hoang dã trong khi Hồ Hoàn Kiếm hiện khá ô nhiễm và ồn ào. Việc thiết lập khu bảo tồn với sinh cảnh phù hợp cho loài rùa này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam cũng cho rằng, chưa nên đưa cá thể này về Hồ Hoàn Kiếm vì cụ rùa Hồ Hoàn Kiếm bên cạnh giá trị sinh học còn giá trị tâm linh, lịch sử. Cá thể rùa mới phát hiện dù cùng loài với rùa Hoàn Kiếm song giá trị lịch sử, tâm linh thì không giống nhau.

Theo GS Huỳnh, trước mắt cần bảo tồn tốt cá thể này tại nơi sinh sống trong môi trường hoang dã. Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc xác định, đánh giá và có phương án bảo tồn tốt nhất. ATP cho biết, trong khi chờ cơ quan chức năng có giải pháp cụ thể, ATP đang tuyên truyền bảo vệ rùa cho chủ hồ, người dân địa phương đồng thời cử cán bộ giám sát chặt chẽ.

Cầu cứu bảo vệ rùa Hoàn Kiếm mới phát hiện

Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đề nghị UBND thành phố Hà Nội vào cuộc bảo vệ hai cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN