Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân

Chàng trai ngồi trên chiếc chiếu với chiếc bút được “nắm” bằng chân, bao ước mơ, hoài bão được vẽ lên trên trang giấy trắng. Với nghị lực phi thường, cậu vượt qua số phận của một người không lành lặn để cắp sách tới trường, để thêu dệt nên tương lai mới.

Em tên là Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1994, cụm 8, Sen Chiểu, Phúc Thọ, Hà Nội). Đôi tay của Tuấn bị sơ cứng do di chứng bệnh bại liệt. Anh Nguyễn Kiều Hồng (sinh năm 1968) và chị Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1972) chết lặng khi đôi tay của con càng teo tóp dần.

Ấu thơ của Tuấn thấm đẫm nước mắt cha mẹ và máu để có những bước đi đầu tiên. Bố Tuấn nhớ lại những kỉ niệm hồi bé của em mà không thể nào quên ngày đưa con đi chữa bệnh. Đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, những các lắc đầu của bác sĩ như mũi dao đâm vào tim cha mẹ Tuấn. Vẫn không chịu khuất phục, ngày qua ngày với chiếc xe đạp cũ, mẹ Tuấn chở em đi trị liệu, nắn bóp để cứu đôi tay.

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 1

Tuấn dùng bút bằng đôi chân của mình rất thành thạo

Và rồi, những bước đi đầu tiên của Tuấn khiến bố mẹ em vỡ òa trong hạnh phúc. Tuấn ngã dúi dụi vì đôi bàn tay teo tóp quá bé so với cơ thể nên mất thăng bằng. Trên con đường tập đi của em thấm cả máu, nhưng rồi với kiên trì tập luyện, đến năm 7 tuổi, Tuấn cũng đã chập chững được những bước đi đầu tiên không có bố mẹ. “Tập đi cho con, tôi thường giữ cổ áo để cho nó tự đi. Tập mãi không được, cái chân nó chỉ xiêu vẹo rồi ngã. Nhiều lúc sốt ruột, tôi kéo cổ áo mạnh quá, xít cổ, mặt nó đỏ gay rồi khóc. Nó khóc, mẹ nó cũng khóc theo. Mà tôi không kìm được nước mắt.”- bố Tuấn chia sẻ.

Kỉ niệm mà cả đời bố Tuấn không thể nào quên đó là ngày Tuấn dùng chân dẫm lên hạt cơm, và quắp lên để gọn gàng trên mâm. Từ những vật nhỏ xíu xung quanh, Tuấn bắt đầu dùng chân để “cầm nắm” mọi thứ. Quá ngạc nhiên với những chiếc dao lam, đôi đũa, chiếc tô-vít của bố, đến tuổi đi học Tuấn bắt đầu tập với chiếc bút.

Những ngày sống xa nhà ở trung tâm phục hồi chức năng, Tuấn đã vẽ rất nhiều tranh gửi về cho mẹ. Chị Nguyễn Thị Hoa, mẹ Tuấn chia sẻ: Ngày 8-3-2004, món quà đầu tiên Tuấn giành tặng mẹ nhân ngày Quốc tế phụ nữ là một bức tranh “Mái ấm gia đình” do chính đôi bàn chân nó vẽ. Tôi đã không kìm nổi nước mắt vì sự tiến bộ của con".

Sau 10 năm luyện tập tại Trung tâm phục hồi chức năng trẻ khuyết tật, Thụy An, Ba Vì, Tuấn đã học đến chương trình lớp 8. Trở về với gia đình và bắt đầu một chương trình học mới tại trường cấp 2 Sen Chiểu, Tuấn được rất nhiều bạn bè quý mến.

Nghị lực vươn lên của Tuấn có lẽ đã làm nhiều người ngỡ ngàng. Đôi chân kỳ diệu ấy đã làm được mọi việc, từ những sinh hoạt thường ngày như đánh răng, rửa mặt, nấu cơm giúp bố mẹ đến những hoạt động vui chơi giải trí như chơi cờ, vẽ tranh, làm thơ.

Với hơn 50 bài thơ và nhiều bức tranh vẽ những người thân, Tuấn mong ước trở thành một nhà thơ. Con đường của Tuấn còn dài để thực hiện ước mơ, để gửi gắm nỗi lòng mình vào những trang sách.

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 2

Để có thể "cầm, nắm" đồ vật thành thạo, cơ thể em đã nhiều lần bị co rúm vì sơ cứng các cơ

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 3

Những nét bút từ đôi chân khéo léo

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 4

Tuấn sáng dạ, môn cờ Tướng em học rất nhanh và thắng cả thầy dạy

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 5

Tuấn như một "chú cò" khi dùng chân cầm nắm mọi vật

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 6

Lấy chậu rửa mặt

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 7

Tự múc nước

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 8

Cầm bát ăn cơm

Cậu học trò vẽ tranh, làm thơ bằng… chân - 9

Tuấn dùng chân húp canh mà không đổ giọt nào

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hòa Anh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN