Cận cảnh "ông" trâu 1,3 tấn nặng nhất lịch sử Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Qua 33 năm tổ chức, “ông” trâu số 03 của chủ trâu Lưu Đình Nam tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm nay được ghi nhận là “ông” trâu nặng nhất lịch sử Lễ hội với cân nặng hơn 1,3 tấn.

Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn lần thứ 34 năm 2023 vừa tiến hành kiểm tra số đo, điều kiện kỹ thuật của 16 “ông” trâu tham gia Lễ hội năm nay.

Đại diện ban tổ chức cho biết, năm nay, các “ông” trâu đều có cân nặng rất lớn. Trung bình các “ông” trâu tham gia có độ tuổi từ 10-13 tuổi, nặng trung bình một tấn, cao từ 1,45-1,55 m, dài 2,1-2,4 m và vòng ngực trung bình 2,2-2,4 m.

Trong các “ông” trâu này, “ông” trâu số 3 của chủ trâu Lưu Đình Nam, đơn vị phường Vạn Hương được ghi nhận to nhất từ trước đến nay với chiều cao 1,6 m, dài 2,4 m, vòng ngực 2,6 m và nặng 1,3 tấn.

Ông Nam cho biết, “ông” trâu này được 1 thương lái nhập về từ Thái Lan năm 2020, nuôi 2 năm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đến 19-8 (Âm lịch) năm 2022 vừa rồi, ông Nam mới mua lại và đưa về Đồ Sơn.

“Ông” trâu này tầm 11 tuổi, có khoáy sâu, lông da đen, ngực nở. “Ông” trâu được thuê riêng 1 người chăm sóc hàng ngày, cho ăn, tắm rửa, luyện thể lực và tập làm quen với tiếng động lớn để không bị hoảng sợ khi đưa ra “thi đấu”.

“Không quan trọng việc thắng thua. Tôi tham gia lễ hội vì muốn gìn giữ nét văn hoá độc đáo của địa phương, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu” – ông Nam cho biết.

Tất nhiên, “ông” trâu to, nặng không hẳn sẽ chiếm được ưu thế trên sân đấu. Năm 2018, một “ông” trâu nhập khẩu từ Trung Quốc, to nhất lịch sử Lễ hội tính tới thời điểm đó, đã bỏ chạy sau 4 giây thi đấu với đối thủ nhỏ con hơn.

Cận cảnh "ông" trâu nặng 1,3 tấn:

"Ông" trâu nặng 1,3 tấn tham gia Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm nay với số 03. Ảnh: Ngọc Sơn

"Ông" trâu nặng 1,3 tấn tham gia Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm nay với số 03. Ảnh: Ngọc Sơn

Theo kinh nghiệm của các chủ trâu, cách để lựa chọn trâu là nhìn vào đôi mắt. Trâu nào mắt nhìn càng "chiến" thì khi thi đấu càng hăng. Ảnh: Ngọc Sơn

Theo kinh nghiệm của các chủ trâu, cách để lựa chọn trâu là nhìn vào đôi mắt. Trâu nào mắt nhìn càng "chiến" thì khi thi đấu càng hăng. Ảnh: Ngọc Sơn

"Ông" trâu nặng 1,3 tấn được mang về từ Thái Lan. Ảnh: Ngọc Sơn

"Ông" trâu nặng 1,3 tấn được mang về từ Thái Lan. Ảnh: Ngọc Sơn

"Ông" trâu có riêng 1 người chăm sóc hàng ngày để sẵn sàng tham dự Lễ hội. Ảnh: Ngọc Sơn

"Ông" trâu có riêng 1 người chăm sóc hàng ngày để sẵn sàng tham dự Lễ hội. Ảnh: Ngọc Sơn

Bên cạnh việc tập thể lực, ăn uống, "ông" trâu cũng được chăm sóc kỹ lưỡng, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Sơn

Bên cạnh việc tập thể lực, ăn uống, "ông" trâu cũng được chăm sóc kỹ lưỡng, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Sơn

Thức ăn chủ yếu của "ông" trâu hằng ngày gồm mía, cỏ, ngô, khoai, sắn, thậm chí là cháo. Ảnh: Ngọc Sơn

Thức ăn chủ yếu của "ông" trâu hằng ngày gồm mía, cỏ, ngô, khoai, sắn, thậm chí là cháo. Ảnh: Ngọc Sơn

Vì sao gọi là “ông” trâu?

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Năm 2013, Lễ hội được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Trâu khi được mua về, nuôi, chăm sóc vẫn chưa được gọi là “ông” trâu. Chỉ đến khi trâu được trình Thành hoàng làng mới được tôn lên là “ông” trâu.

“Khi đó, trâu không thuộc về chúng tôi nữa, mà thuộc về Thành hoàng làng. Chúng tôi lúc này chỉ là người quản trâu cho các ngài. Trâu thuộc về Thành hoàng làng phải được gọi là “ông”” – ông Lưu Đình Nam cho biết thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Đề xuất không bỏ lễ hội chọi trâu, chém lợn: Chuyên gia văn hóa nói gì?

Lễ hội chọi trâu, chém lợn những năm qua luôn gây tranh cãi quanh những yếu tố bạo lực, phản cảm khi thực hành nghi lễ. Tuy nhiên các chuyên gia văn hóa có những cắt nghĩa riêng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NGỌC SƠN ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN